Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Tỷ lệ Nitơ và Phospho Ảnh hưởng đến sự phát triển một số loài tảo trong ao nuôi tôm

Tỷ lệ Nitơ và Phospho Ảnh hưởng đến sự phát triển một số loài tảo trong ao nuôi tôm
Tác giả: Trọng Hoàng TTKN-BRVT
Ngày đăng: 11/01/2019

Trong ao nuôi thủy sản nói chung, nuôi tôm nói riêng, tảo có tác dụng tạo màu nước, cung cấp ôxy và cân bằng hệ sinh thái. Tuy nhiên, sự xuất hiện quá mức của tảo là nguyên nhân gây biến động môi trường nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Các loại tảo phổ biến gồm tảo lục, tảo khuê (hay còn gọi là tảo silic) là những loại tảo có lợi do không chứa độc tố, khi phát triển nhiều trong ao ít gây hiện tượng nở hoa; tảo lam, tảo giáp và tảo mắt là nhóm có hại vì khi chúng phát triển chiếm ưu thế trong nước sẽ gây hiện tượng nở hoa, nước nhiều nhớt, nổi bọt khó tan, sản sinh nhiều chất độc.Vì vậy trong nuôi tôm người nuôi cần nắm vững đặc điểm, điều kiện phát triển của tảo để có hướng điều chỉnh cho phù hợp, kích thích tảo có lợi phát triển,hạn chế tảo gây hại.

Nitơ (N) và phospho (P) là những yếu tố quan trọng giúp tảo phát triển, tỷ lệ N:P = 7:1 là tỷ lệ cần thiết cho tảo phát triển. Cả hai yếu tố này đều hiện diện trong ao thông qua quá trình phân hủy hữu cơ, tuy nhiên hàm lượng phospho thì thấp hơn và cần thiết hơn. Cả nitơ và phospho đều có trong thức ăn tôm, chính vì thế cho ăn dư thừa thường làm tảo phát triển dày đặc, gây thiếu oxy. Thành phần giống loài tảo phát triển trong ao phụ thuộc vào tỷ lệ N:P. Khi tỷ lệ N:P cao, tức nguồn P trong ao thấp thì tảo lục, tảo khuê chiếm ưu thế, nhưng nếu tỷ lệ N:P thấp, tức nguồn P càng cao thì tảo lam, tảo giáp tảo mắt sẽ phát triển. 

Trong nuôi thâm canh nguyên nhân dẫn đến màu nước ao nuôi thay đổi là do thức ăn dư và chất thải quá nhiều. Kết quả kiểm tra hàm lượng N, P trong nước ao cho thấy tôm chỉ sử dụng 21%N và 19%P (trong đó chỉ có 22% tổng lượng N đưa vào được chuyển hóa thành sản phẩm,57% thải ra môi trường nước và 14% lắng đáy).Theo một số tài liệu báo cáo cho thấy có khoảng 63-78% N và 76-80% P cho tôm ăn bị thoát ra môi trường hoặc xuống đáy. Nitơ dưới dạng protein được tôm hấp hụ và bài tiết dưới dạng ammoniac. Khoảng 14%N và 21%P tổng lượng thức ăn sau khi phân rã được thực vật nổi sử dụng, lượng còn lại được vi khuẩn, nấm phân hủy và sử dụng. Như vậy tổng lượng nitơ và phospho sản sinh ra để nuôi 1 tấn tôm bán thâm canh tương ứng khoảng 30kg N và 2,7kgP, trong hệ thống nuôi thâm canh thì khối lượng này tăng gấp từ 7 – 31 lần.

Sự mất cân bằng hàm lượng N/P là nguyên nhân gây biến đổi thành phần loài tảo trong ao. Trong quá trình nuôi NO­2, NO3 tăng dần theo thời gian, NH4 tăng trong tháng đầu và có xu hướng cân bằng vào cuối vụ, là do tảo hấp thu trong quá trình quang hợp. Hàm lượng P thải ra từ thức ăn thừa được tảo hấp thụ mạnh, tuy nhiên do hàm lượng quá lớn nên dẫn đến hiện tượng dư thừa vào cuối vụ. Khi tỷ lệ N/P từ 5/1 xuống 2/1 là điều kiện thuận lợi cho tảo độc phát triển đó là lý do tại sao các loài tảo lam, tảo giáp, tảo mắt hay phát triển vào cuối vụ.

Như vậy, càng cuối vụ Phospho tích tụ càng nhiều, Nitơ đồng thời từ thức ăn dư thừa và chất thải không phải là nhỏ nhưng tỷ lệ N/P trong nước càng giảm là do N lắng đáy. Để cải thiện, ngay từ tháng nuôi đầu ao cần được bổ sung men vi sinh có chứa vi khuẩn Nitrosomonas, Nitrobacter (nitrate hóa)cho đáy ao và môi trường để thúc đẩy quá trình phân hủy chất hữu cơ nhằm giảm thiểu ô nhiễm đáy ao và tạo ra NH4 cho tảo hấp thu. Đồng thời việc cào nhẹ đáy ao bằng dây xích là cần thiết để giải phóng N tích tụ trên nền đáy ra môi trường nước, hạn chế tảo độc phát triển và đảm bảo tỷ lệ N/P= 7/1 là điều kiện để tảo lục và tảo khuê phát triển.

Cách nhận biết thức ăn dư thừa là môi trường ao nuôi trở nên xanh đột ngột hàm lượng NH3, NH4 tăng bất thường, tôm hoạt động yếu lúc này người nuôi cân chú ý khâu thức ăn giảm lượng hoặc cắt cử để giảm thiểu hàm lượng hữu cơ do thức ăn thừa.


Có thể bạn quan tâm

EMS: Ảnh hưởng và cách phòng tránh - Phần 1 EMS: Ảnh hưởng và cách phòng tránh - Phần 1

EMS - hội chứng tôm chết sớm, hay còn gọi là hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS) – là một dịch bệnh phá hủy hệ tiêu hóa của tôm, làm tôm chết sau 30 ngày

04/01/2019
EMS: Ảnh hưởng và cách phòng tránh - Phần 2 EMS: Ảnh hưởng và cách phòng tránh - Phần 2

Nuôi ghép cá rô phi với tôm, giống như phương pháp nuôi ghép hai loài này đế tránh virut gây bệnh đốm trắng.

07/01/2019
Phòng bệnh vi bào tử trùng trên tôm Phòng bệnh vi bào tử trùng trên tôm

Tôm chậm lớn do nhiều nguyên nhân, trong đó cần kể nhiễm vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP).

08/01/2019
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.