Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Tuần lễ nông sản an toàn Nam Bộ thu hút 20 vạn khách tham quan mua sắm

Tuần lễ nông sản an toàn Nam Bộ thu hút 20 vạn khách tham quan mua sắm
Tác giả: Bùi Hồng Liên
Ngày đăng: 21/08/2016

Báo cáo tại hội nghị về kết quả công tác tổ chức "Tuần lễ nhận diện nông sản thực phẩm an toàn, đặc sản của Nam Bộ" tại Hà Nội, ông Đỗ Hoàng Thạch - PGĐ Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp Hà Nội cho biết, trong thời gian diễn ra Tuần lễ đã có 12 biên bản hợp tác, hợp đồng thỏa thuận được ký kết giữa DN của Hà Nội và các tỉnh, TP khu vực Nam Bộ về liên kết cung ứng tiêu thụ sản phẩm đặc sản vùng miền...

Tổng giá trị cung cấp sản phẩm đạt hàng tỷ đồng mỗi tháng.

Tuần lễ nhận diện nông sản thực phẩm an toàn và đặc sản Nam Bộ tại Hà Nội diễn ra từ ngày 12 -18.8.2016 do Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội (Sở NNPTNT Hà Nội) tổ chức.

Tuần lễ được triển khai tại 103 điểm phân phối, kinh doanh nông sản thực phẩm trên địa bàn 12 quận nội thành như: Cầu Giấy, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Long Biên…Các điểm này sẽ trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn, đặc biệt là trái cây đặc sản có nhận diện nguồn gốc xuất xứ của các tỉnh Nam Bộ tới người tiêu dùng Thủ đô.

20 vạn khách tham quan mua sắm trong tuần lễ nông sản an toàn Nam Bộ tại Hà Nội

Theo thống kê của Ban tổ chức, riêng tại điểm chính tổ chức hội chợ, 489 Hoàng Quốc Việt, trong thời gian diễn ra Tuần lễ nông sản thực phẩm an toàn, đặc sản Nam Bộ tại Hà Nội đã đón gần 5.000 lượt khách thăm quan, mua sắm, tìm kiếm đối tác để liên doanh liên kết, với tổng số bán hàng đạt khoảng trên 2 tỷ đồng.

Tại 102 điểm giới thiệu và bán đặc sản an toàn vùng miền trong Tuần lễ đã đón trên 20 vạn lượt khách thăm quan mua sắm.

Qua thống kê các điểm đều cho biết lượng khách tăng trung bình so với ngày thường trung bình khoảng 15-20%.

Tại các điểm đều có nhân viên bán hàng và tư vấn cho khách hàng khi tham quan, mua sắm sản phẩm tại các điểm tham gia tuần lễ như: kỹ năng nhận diện sản phẩm an toàn, thông tin về sản phẩm an toàn, cách phân biệt trái cây Nam Bộ với các loại trái cây khác, điểm tư vấn qua các điểm giới thiệu và bán sản phẩm trong tuần lễ...

Các sản phẩm giới thiệu và bán đều an toàn và có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng, khu diễn ra tuần lễ đã bố trí một phòng kiểm nghiệm nhanh có đầy đủ máy móc, vật tư kỹ thuật và phương tiện đồng bộ để kiểm nghiệm nhanh chuẩn bị các thiết bị phục vụ công tác lấy mẫu mang về kiểm tra, xét nghiệm chuyên sâu nhằm quản lý tốt chất lượng nông sản thực phẩm tham gia hội chợ.

 

Theo ban tổ chức, riêng Trung tâm phân tích chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp đã tiến hành lấy ngẫu nhiên 30 mẫu tại các điểm để phân tích kiểm tra chất lượng, kết quả 100% mẫu đảm bảo VSATTP.

Tại các siêu thị, hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch, có tổng số 27 đơn vị tham gia trưng bày và bán sản phẩm trong Tuần lễ, triển khai tại 12 quận nội thành, tại 103 điểm.

Trong đó tiêu biểu như các đơn vị Công ty cổ phần Nhất Nam (24 cửa hàng Fivimart); công ty cổ phần VietRAP; công ty thực phẩm sạch BigGreen...Tổng số có 180 loại nông sản thực phẩm an toàn, đặc sản của Nam Bộ được giới thiệu và bán tại các điểm trong Tuần lễ.

Lễ bế mạc "Tuần lễ nhận diện nông sản thực phẩm an toàn, đặc sản của Nam Bộ"

Ông Nguyễn Văn Chí - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội đánh giá, Tuần lễ nhận diện nông sản an toàn và đặc sản Nam Bộ vừa qua sẽ là kinh nghiệm quý báu cho tổ chức Tuần lễ nông sản an toàn miền Bắc tại Hà Nội vào tháng 9 tới đây.

 

Được biết, những nông sản sẽ tham gia trong Tuần lễ nông sản an toàn miền Bắc sắp tới đều sẽ được dán tem nhận diện bằng mã QR code.

Từ đó, người tiêu dùng có thể dùng điện thoại thông minh để truy xuất nguồn gốc sản phẩm một cách dễ dàng và thuận lợi nhất.


Có thể bạn quan tâm

Khi nông sản không là tài sản Khi nông sản không là tài sản

Với vườn bơ 300 gốc sum suê trĩu quả, cho doanh thu xấp xỉ 2 tỷ đồng mỗi năm, nhưng khi ông Dương Mã Dưỡng (xã Phước Tân, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) đến gõ cửa ngân hàng để hỏi vay vốn, vườn bơ của ông vẫn không được xem là tài sản thế chấp.

21/08/2016
Điểm tựa của người nghèo Khánh Hòa Điểm tựa của người nghèo Khánh Hòa

Gia đình chị Nguyễn Thị Mai (thôn Phú Thạnh, phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa) vốn là một hộ nghèo khó, nhờ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ NH CSXH để làm ăn mà chị đã vươn lên thoát nghèo.

21/08/2016
Công nghệ tưới hơn cả Israel cho vùng cao Sông Mã Công nghệ tưới hơn cả Israel cho vùng cao Sông Mã

“Điều quan trọng là công nghệ tưới ẩm này đã được tự động hóa, có thể xử lý tưới ẩm chỉ bằng một cú phím nhập trên điện thoại dù bạn ở bất cứ đâu trên thế giới mà giá thành lại rất rẻ, phù hợp với mô hình kinh tế trang trại của nông dân vùng cao”. Đó là nhận xét của ông Nguyễn Văn Phương - Phó Chủ tịch UBND huyện Sông Mã (Sơn La).

21/08/2016