Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Tự trồng cây trầu không trị bách bệnh ngay tại nhà

Tự trồng cây trầu không trị bách bệnh ngay tại nhà
Tác giả: Lương Ngọc (Tổng hợp)
Ngày đăng: 29/06/2018

Ngoài việc dùng để ăn trầu, lá trầu không còn có tác dụng như một vị thuốc dân gian để chữa táo bón, làm thuốc giảm đau, khắc phục tình trạng khó tiêu, chữa ho, viêm phế quản, trị nấm, khử trùng…

Cây trầu không mới mọc mầm. Ảnh minh họa.

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng

Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng bao xi măng, bao tải, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng trầu không. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.

Cây trầu không thích hợp trong nhiệt độ khoảng 17 - 30 độ C. Nó không chịu ánh sáng mạnh, cần làm giàn, có lưới che bớt ánh sáng, ánh sáng thích hợp từ 50 - 60%.

Đất trồng

Cây trầu không có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, cây sẽ phát triển tốt nhất nếu được trồng ở nền mùn, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng...

Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15 - 20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Cây trầu không thường được dùng trong cưới hỏi, cúng bái. Ảnh minh họa.

2. Chọn giống và trồng cây

Trầu không thường được trồng bằng ngọn. Chọn những nhánh lươn chắc khỏe không non không già quá cắt đoạn dài mang 5 - 10 mắt, mỗi nọc (gốc) trồng từ 3 - 5 đoạn tùy theo nọc to hay nhỏ.

Sau khi chuẩn bị giống và đất trồng xong, đặt hom nằm dưới đất, thò lá và ngọn lên trên mặt đất. Tưới nước giữ ẩm cho cây.

Khi mới giâm xong, nên che nắng ban trưa trên cao cho cây khỏi cháy nắng, nhưng khi đã bén rễ và mọc ngọn thì dỡ tấm che ra.

Cây trầu không còn được dùng làm thuốc giảm đau, khắc phục tình trạng khó tiêu, chữa ho, viêm phế quản... Ảnh minh họa.

3. Chăm sóc

Tới mùa mưa, 1 tuần tưới nước từ 2 - 3 lần cho cây. Tới mùa mưa, chú ý công tác thoát nước để tránh việc cây trầu không bị thối, úng.

Sau khi trồng khoảng 20 ngày, tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân gà, phân trùn quế… Cứ khoảng 20 - 30 ngày thì bón 1 đợt cho cây. Ngoài việc bón phân, chú ý việc làm cỏ, vun xới cho cây trầu không.

Tỉa bỏ những lá già, héo úa để cây trông đẹp hơn và hạn chế sâu bệnh gây hại.

Làm giàn hoặc cắm nọc để trầu leo. Nọc là nơi để dây trầu bám vào nên cần vững chắc để không bị đổ ngã khi mưa gió. Bạn cũng có thể cho trầu không leo lên cây cau, tường gạch hoặc các loại cây trụ sống khác, kể cả trụ bê tông.

Cây trồng không cho thu hoạch. Ảnh minh họa.

4. Thu hoạch

Sau khi trồng 5 - 7 tháng là trầu không có thể thu hoạch được.


Có thể bạn quan tâm

Xử lý rơm rạ sau thu hoạch Xử lý rơm rạ sau thu hoạch

Rơm rạ trước kia vốn được coi là “của để dành” thì giờ đây được “gửi” lại đồng ruộng, kênh mương, đốt… Do vậy, xử lý rơm rạ sau thu hoạch được ngành Nông nghiệp

28/06/2018
Bảo vệ sức khỏe đàn gia súc trong mùa hè Bảo vệ sức khỏe đàn gia súc trong mùa hè

Đặc tính sinh lý của trâu, bò là chịu nắng nóng kém, do vậy trong điều kiện nhiệt độ cao kéo dài những ngày qua khiến sức khỏe của trâu, bò giảm sút

28/06/2018
Phòng trừ sâu khoang không dùng thuốc BVTV Phòng trừ sâu khoang không dùng thuốc BVTV

Việc sử dụng bẫy có ưu điểm chỉ pha thuốc vào bả để dẫn dụ trưởng thành bay đến ăn rồi ngộ độc thuốc mà chết, không phải phun xịt thuốc trực tiếp trên ruộng rau

28/06/2018