Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi gà

Tụ huyết trùng – bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gà

Tụ huyết trùng – bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gà
Tác giả: TTNN
Ngày đăng: 22/02/2019

Vào những ngày mưa với độ ẩm cao, gà thường dễ mắc bệnh trong đó có bệnh tụ tuyết trùng Dù không quá nguy hiểm như một số bệnh khác, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời, tụ huyết trùng thường gây tỉ lệ chết cao, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho bà con. Dưới đây là một vài thông tin cơ bản về bệnh này mà bà con nên tìm hiểu để phòng và trị bệnh một cách tối ưu nhất.

Gà bị tụ huyết trùng thể cấp tính (ảnh minh họa)

1. Nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng

Tụ huyết trùng ở gà là bệnh truyền nhiễm do một loại cần trực khuẩn có tên gọi Pasteurellaviseptica gây ra. Do thường phát sinh, phát triển trong điều kiện mưa, ẩm nên khi có ánh sáng, không khí khô, Pasteurellaviseptica sẽ bị tiêu diệt một cách dễ dàng. Đặc biệt, loại vi khuẩn này sẽ biến mất khi gặp nhiệt độ trên 60 độ C hoặc khi tiếp xúc với các chất như Anova, Benkocide, Virkon,… Bệnh thường lây nhiễm từ gà ốm sang gà khỏe thông qua hai đường chính là hô hấp và tiêu hóa. Thực tế, khi Pasteurellaviseptica xâm nhập vào cơ thể gà, tự chúng đã có thể kháng bệnh. Tuy nhiên, nếu sức khỏe của gà giảm sút khi di chuyển, mắc bệnh như cảm, vi khuẩn này sẽ phát triển mạnh mẽ, dễ dàng xâm nhập vào từng cơ quan của gà và phát bệnh.

2. Triệu trứng bệnh

Bệnh tụ huyết trùng thường khiến gà chết đột ngột sau khi nhiễm. Trước đó, gà sẽ xuất hiện một số biểu hiện cơ bản như mệt mỏi, mào tím tái, di chuyển chậm, bị liệt chân. Ngoài ra, phân gà có màu xanh hoặc trắng, gà khó thở, chảy nước mũi.

3. Bệnh tích

Với gà chết do bệnh tụ huyết trùng, khi mổ ra bà con sẽ thấy một số triệu trứng cơ bản có liên quan đến phần nội tạng như gan và ruột sưng to, phổi tụ máu đen. Ngoài ra, đôi khi phần gan còn bị những đốm trắng, ruột viêm…

4. Giải pháp phòng bệnh

Để phòng bệnh tụ huyết trùng một cách tối ưu nhất, bà con cần tiêm phòng vắc xin cho gà theo định kỳ. Trong quá trình chăn nuôi, bà con chú ý đảm bảo môi trường sống của gà sao cho sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, được quét dọn và khử trùng thường xuyên. Nếu không mất quá nhiều thời gian cho việc dọn dẹp chuồng trại khi nuôi gà, bà con có thể sử dụng đệm lót sinh học Balasa. Đây là giải pháp đang được nhiều hộ gia đình chăn nuôi ưa chuộng bởi ưu điểm làm sạch mùi hôi thối, khí độc trong chuồng nuôi, từ đó giúp gà kháng bệnh tốt nhất. Cùng với điều kiện sống, bà con cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn của gà sao cho đảm bảo chất dinh dưỡng cũng như giúp gà có được sức đề kháng tốt nhất.

5. Giải pháp trị bệnh

Hiện nay, có một số loại thuốc chuyên biệt có công dụng điều trị bệnh tụ huyết trùng khá hiệu quả. Khi gà mắc bệnh này, bà con có thể sử dụng thuốc Sulphaquinoxolone hay Tetracyclin để trộn vào thức ăn hoặc nước uống. Bên cạnh đó, giai đoạn gà mắc bệnh, việc tăng sức đề kháng cũng là cách giúp gà sớm khỏi bệnh nhất. Do đó, bà con nên bổ sung thêm Vitamin C, chất điện giải, B – complex trong chế độ ăn của gà.


Có thể bạn quan tâm

Kinh nghiệm nuôi gà Đông Tảo sinh sản trong nhà lạnh Kinh nghiệm nuôi gà Đông Tảo sinh sản trong nhà lạnh

Bằng thụ tinh nhân tạo, nhà nông có thể tạo ra số lượng lớn gà Đông Tảo có nhiều đặc điểm quý hiếm: chân to, mã đẹp, thể trọng lớn, giá thành hạ…

09/01/2019
Tìm hiểu về chu trình canxi hàng ngày ở gà đẻ Tìm hiểu về chu trình canxi hàng ngày ở gà đẻ

Kiểm tra lượng canxi tiêu thụ và đào thải hàng ngày ở gà đẻ có thể giúp chúng ta thiết kế chương trình nuôi dưỡng tốt hơn, kéo dài chu kỳ sản xuất trứng

20/02/2019
Bổ sung bột cánh hoa cúc Vạn Thọ vào khẩu phần của gà đẻ trứng Isa Brown Bổ sung bột cánh hoa cúc Vạn Thọ vào khẩu phần của gà đẻ trứng Isa Brown

Cúc vạn thọ là một trong những nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất chất tạo màu tự nhiên, có nhiều ở Địa Trung Hải, châu Âu, châu Á và nhiều nơi ở Việt Nam.

20/02/2019