Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Trung Quốc trên đà thành nhà nhập khẩu ngô lớn nhất thế giới

Trung Quốc trên đà thành nhà nhập khẩu ngô lớn nhất thế giới
Tác giả: Hương Lan (Theo Reuters)
Ngày đăng: 30/01/2021

Trung Quốc đã nhập khẩu số lượng ngô Mỹ lớn nhất từ ​​trước đến nay, Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết hôm 29/1.

Tuần qua, Trung Quốc tổng cộng đặt mua 3,74 triệu tấn ngô từ Mỹ, kết thúc một trong những tuần xuất khẩu ngô lớn nhất được ghi nhận của Hoa Kỳ. Ảnh: USDA.

Trong báo cáo Bán hàng hàng ngày, Bộ Nông nghiệp Mỹ báo cáo bán 2,108 triệu tấn ngô cho Trung Quốc trong năm tiếp thị 2020/21. Đây là mức bán hàng ngày lớn thứ hai của Mỹ được ghi nhận, chỉ đứng sau thỏa thuận 3,72 triệu tấn với Liên Xô vào tháng 1/1991.

Lượng đặt mua mới này cũng là lượng mua lớn nhất từ trước tới nay của Trung Quốc, cao hơn hẳn lượng mua 1,937 triệu tấn vào tháng 7/2020.

Việc đặt mua và thực hiện một loạt các giao dịch hồi đầu tuần này có nghĩa là Trung Quốc đang trên đà trở thành nhà nhập khẩu ngô lớn nhất thế giới.

Lực mua của Trung Quốc đã đẩy giá ngô và các loại ngũ cốc khác trên toàn cầu lên cao và có thể gây ra lạm phát lương thực ở các nền kinh tế đang lao đao vì đại dịch Covid-19.

Vào tháng 10, các nguồn tin nói với Reuters rằng Trung Quốc đang tìm cách tăng cường nhập khẩu ngô, sau khi thiệt hại do bão và hạn hán làm thắt chặt nguồn cung trong nước và khi ngành công nghiệp thịt lợn của nước này phục hồi sau dịch bệnh làm lợn chết khiến đàn lợn giảm gần một nửa.

“Đàn heo của họ đã phục hồi nhanh hơn so với suy nghĩ của hầu hết mọi người", Jack Scoville, nhà phân tích của Price Futures Group nói. “Lượng mua đang tạo ra một mức giá cao mới trong tương lai, vì vậy không có một thỏa thuận giá rẻ”.

Đợt bán hàng mới nhất sau các giao dịch hồi đầu tuần đã ghi nhận Trung Quốc tổng cộng đặt mua 3,74 triệu tấn ngô từ Mỹ, kết thúc một trong những tuần xuất khẩu ngô lớn nhất được ghi nhận của Hoa Kỳ.

Người mua Trung Quốc cũng đã nhận thêm 132.000 tấn đậu tương - khoảng hai chuyến hàng - để giao cho năm tiếp thị 2021/22, Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết hôm 29/1.

Ngày 27/1, Chủ tịch AgResource Co. cho biết nhập khẩu ngô của thị trường tỷ dân có thể tăng lên từ 25-27 triệu tấn trong niên vụ hiện tại, bao gồm 18-20 triệu tấn nhập khẩu từ Hoa Kỳ.

Nếu dự đoán này thành hiện thực, điều đó sẽ khiến Trung Quốc trở thành khách hàng mua ngô lớn nhất thế giới. Trong năm tiếp thị 2019/20, nhập khẩu ngô của Trung Quốc chỉ đạt 7,6 triệu tấn.

Doanh số bán hàng trong tuần này nâng tổng số cam kết nhập khẩu ngô của Trung Quốc cho năm tiếp thị hiện tại lên ít nhất 17,7 triệu tấn, cao hơn mức dự báo mới nhất của  Bộ Nông nghiệp Mỹ chỉ ở mức 17,5 triệu tấn nhập khẩu từ tất cả các nhà cung cấp.

Các nhà phân tích cho biết kho dự trữ ngô của Mỹ đủ lớn để đáp ứng nhu cầu lớn hơn.

Các thương nhân và nhà phân tích cho biết, doanh số bán ra sau khi giá kỳ hạn giảm mạnh trong tuần trước, mở ra cơ hội mua vào cho Trung Quốc, mặc dù giá đã tăng trở lại trong tuần này do ảnh hưởng của lượng mua tăng.

Giá ngô Mỹ đạt mức cao nhất trong hơn 7 năm

Giá ngô kỳ hạn của Mỹ tăng hơn 2% vào ngày 29/1 và thiết lập mức cao nhất trong nhiều năm sau các đơn đặt hàng cũng như nhu cầu khổng lồ từ Trung Quốc.

Giá lúa mì kỳ hạn cũng tăng khoảng 2%, theo đuổi giá ngô cao hơn và đậu tương cũng tăng giá.

Giá ngô giao tháng 3 trên sàn giao dịch của Hội đồng Thương mại Chicago tăng 12,5 cent lên mức 5,47 USD/giạ sau khi đạt 5,5375 USD/giạ, mức giá cao nhất kể từ tháng 6/2013. (1 giạ lúa mì/đậu tương = 27,2 kg, 1 giạ ngô = 25,4 kg)

Giá lúa mì kỳ hạn tháng 3 tăng 16 cent lên mức 6,63 USD/giạ và đậu tương kỳ hạn tháng 3 tăng 163,75  cent lên 13,70 USD/giạ. 

Trong tháng 1, giá ngô kỳ hạn trên sàn giao dịch Chicago tăng 63 cent/giạ hay tăng 13%, bao gồm mức tăng 46,5 cent trong tuần trước. Đậu tương tăng 4,5% trong tháng và lúa mì tăng 4,4%.

Giá đậu tương kỳ hạn tăng theo sau giá ngô, với những lo lắng về hỗ trợ cho vay nhỏ giọt của Brazil.

“Việc thu hoạch (đậu tương) có thể bị trì hoãn và cũng có nghĩa là họ sẽ không thể tiêu thụ sản phẩm của mình nhanh chóng", Brian Hoops, Chủ tịch của Midwest Market Solutions, nói.

Hợp đồng lúa mì tương lai cũng tăng do nguồn cung ngô thắt chặt có thể thúc đẩy nhu cầu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi.

Tuy nhiên, Công ty tư vấn nông nghiệp Sovecon đã nâng dự báo xuất khẩu lúa mì năm 2020/21 của Nga thêm 1,6 triệu tấn lên 37,9 triệu tấn, với lý do mức xuất khẩu cao hiện nay. Nga đang là nhà cung cấp lúa mì hàng đầu thế giới.


Có thể bạn quan tâm

Trồng lúa hướng hữu cơ xuất khẩu Trồng lúa hướng hữu cơ xuất khẩu

Vụ đông xuân 2020 – 2021, huyện Gò Công Tây (Tiền Giang) mở rộng vùng trồng lúa VD - 20 theo quy trình hữu cơ lên gấp đôi.

26/01/2021
Lông gà và xương bò quý hơn chúng ta tưởng Lông gà và xương bò quý hơn chúng ta tưởng

Lông gà, lông vịt hiện đã được một nhà nghiên cứu ở Thái Lan chế thành nguồn protein mới, trong khi hơn một năm qua ngành dược Ấn Độ lao đao vì thiếu xương bò.

27/01/2021
Nhu cầu lúa mì sẽ tăng mạnh trong năm 2021? Nhu cầu lúa mì sẽ tăng mạnh trong năm 2021?

Theo truyền thống, khi giá ngô kỳ hạn tăng đủ cao, lúa mì sẽ trở thành nguồn thức ăn chăn nuôi thay thế cho gia súc cả trong nước Mỹ và thế giới.

30/01/2021