Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trung Quốc Mua Gom Gạo Việt Nam, Đó Là Điều Tốt?

Trung Quốc Mua Gom Gạo Việt Nam, Đó Là Điều Tốt?
Ngày đăng: 04/03/2014

Theo Thứ trưởng Bộ Công thương, nếu có việc Trung Quốc gom gạo Việt thì đó là thông tin đáng mừng vì đến thời điểm này chúng ta đang không có hạn chế gì về xuất khẩu gạo.

Trong thời gian qua, các số liệu cho thấy tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay rất khó khăn. Các đối tác chưa thu mua, trong khi sản lượng lúa gạo được dự báo là sẽ tăng. Bộ trưởng Nông nghiệp Cao Đức Phát nói vui rằng: “Ngày xưa chỉ nói trồng cây gì, nuôi con gì, còn giờ phải có thêm câu hỏi là bán đi đâu”.

Xuất khẩu gạo gặp khó, Bộ Công thương có giải pháp gì?

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cũng nhận định, nước láng giềng Thái Lan, với chính sách trợ giá cho xuất khẩu gạo thì hiện nay Chính phủ nước này đã “không chịu” được nữa, thậm chí còn nợ tiền hỗ trợ nông dân. Khi đó, Thái Lan sẽ bán gạo với mức giá thấp đi rất nhiều và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam.

Ông Trần Thanh Hải - Phó cục trưởng cục xuất nhập khẩu nhận xét hiện nay gạo Việt Nam có rất nhiều yếu tố cạnh tranh. Trước hết, kho gạo của đối thủ truyền thống Thái Lan có tới 20 triệu tấn và hiện nay họ đang có nhu cầu xả kho gạo. Đặc điểm của gạo Thái Lan là cao cấp hơn nên giá cũng cao hơn của Việt Nam một chút. Tuy nhiên dấu hiệu này cũng chưa rõ ràng.

Đối thủ khác là Ấn Độ và Pakistan. Ấn Độ trong 2 năm qua vươn lên dẫn đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới nhưng gạo của họ khác với Việt Nam. Ngoài ra, Mianma và Campuchia có thể là đối thủ tiềm năng lớn trong tương lai.

Như vậy, quả thật việc xuất khẩu gạo của Việt Nam đang gặp khó.

Trước câu hỏi về việc Bộ Công thương làm gì để hỗ trợ ngành gạo, ông Hải cho biết trước mắt, Bộ sẽ tập trung hoàn thiện quy hoạch thương nhân về xuất khẩu gạo để có thể chọn lọc ra được những thương nhân có đủ điều kiện, có quá trình lịch sử xuất khẩu gạo tốt và hỗ trợ các thương nhân đó.

Thứ hai, Bộ Công thương tập trung các hoạt động xúc tiến thương mại, ví dụ chương trình xúc tiến thương mại quốc gia mà gạo là mặt hàng lớn nhất trong các hàng nông sản được hỗ trợ. Bộ cũng đẩy mạnh đàm phán với chính phủ các nước để tìm kiếm hợp đồng nhưng việc thực hiện là do các thương nhân làm.

Chính phủ Việt Nam và các nước có những thỏa thuận hỗ trợ như vậy để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó Bộ Công thương sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, Ngân hàng nhà nước và Hiệp hội lương thực Việt Nam thực hiện các cuộc khảo sát, đẩy mạnh khâu bán ra.

Trung Quốc mua gom gạo Việt Nam, đó là điều tốt?

Đối với thông tin “Trung Quốc đang mua gom lúa gạo Việt Nam”, có nhiều người bày tỏ sự lo lắng, ông Hải nói: “Nếu có việc đó thực thì đó là thông tin đáng mừng vì đến thời điểm này chúng ta đang không có hạn chế gì về xuất khẩu gạo. Tất nhiên là về chính sách thì vẫn phải quản lý chặt chẽ.”

Năm 2013, Trung Quốc nổi lên là thị trường nhập khẩu gạo hàng đầu Việt Nam. Xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 2,1 triệu tấn, tương đương với khoảng 1 tỷ USD. Trong khi đó, lượng xuất khẩu gạo cả nước là khoảng 6,59 triệu tấn. Như vậy, lượng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 1/3 lượng gạo xuất khẩu cả nước.

Tuy nhiên ông Hải cho biết thêm, trong tháng 01/2014 mới xuất khẩu 65.000 tấn gạo sang Trung Quốc trong khi xuất khẩu gạo cả nước là 375.000 tấn. Điều đó cho thấy, việc xuất khẩu sang Trung Quốc cũng không phải dễ dàng. Hiện nay việc tìm kiếm thị trường của chúng ta cũng rất là khó khăn.

“Với thông tin Trung Quốc đang mua gom gạo của Việt Nam, thì dưới góc độ nào đó, chúng ta thấy được sự tích cực.” - Phó cục trưởng cục xuất nhập khẩu kết luận.


Có thể bạn quan tâm

Hội nghị Bàn giải pháp phát triển thủy sản bền vững các tỉnh miền Trung Hội nghị Bàn giải pháp phát triển thủy sản bền vững các tỉnh miền Trung

Ngày 3/11/2015 tại Thành phố Huế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị “Bàn giải pháp phát triển thủy sản bền vững các tỉnh miền Trung”.

06/11/2015
Nghề lặn trên đầm Thủy Triều Nghề lặn trên đầm Thủy Triều

Tuy chính quyền địa phương không khuyến khích nhưng nghề lặn khai thác thủy sản ở đầm Thủy Triều (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) ngày càng có nhiều ngư dân tham gia...

06/11/2015
Hiệu quả từ mô hình nuôi gà an toàn sinh học Hiệu quả từ mô hình nuôi gà an toàn sinh học

Trung tâm Khuyến nông – khuyến ngư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu phối hợp với Trạm KNKN TP. Bà Rịa triển khai dự án “Nhân rộng mô hình giảm nghèo từ nuôi gà ta thả vườn an toàn sinh học” tại xã Long Phước (TP.Bà Rịa). Đến nay, mô hình này bước đầu đã đạt những kết quả tốt.

06/11/2015
Tìm đầu ra cho nghề chăn nuôi động vật hoang dã Tìm đầu ra cho nghề chăn nuôi động vật hoang dã

Cách đây 3 – 4 năm về trước, phong trào nuôi động vật hoang dã ở các địa phương trong tỉnh Vĩnh Phúc diễn ra khá rầm rộ. Tuy nhiên, hiện nay, do nhu cầu thị trường trầm lắng, "đầu ra" khó khăn, nhiều hộ gia đình chăn nuôi chuyển đổi sang phát triển mô hình kinh tế khác.

06/11/2015
Lãi 500 triệu đồng/năm từ nuôi gà chuồng lạnh Lãi 500 triệu đồng/năm từ nuôi gà chuồng lạnh

Mô hình nuôi gà chuồng lạnh của hộ gia đình anh Trần Xuân Sơn, ở xóm Nghĩa Nhân, xã Nghĩa Hưng (Nghĩa Đàn - Nghệ An) được xem là mô hình mở ra hướng làm giàu mới.

06/11/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.