Trúng mùa mật ong nhờ học nghề
Học nghề bài bản
Để người nuôi ong làm ăn bài bản, có thu nhập cao và ổn định, Hội Nông dân (ND) xã Tây Hiếu đã phối hợp Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ ND (thuộc Hội ND tỉnh Nghệ An) mở 3 lớp dạy nghề nuôi ong cho hàng trăm ND.
Ông Đoàn Xuân Hải – Chủ tịch Hội ND xã Tây Hiếu cho biết: Nghề nuôi ong lấy mật đã có ở xã Tây Hiếu từ lâu.
Tuy nhiên trước đây, các hộ nuôi ong theo kiểu truyền thống “vắt tay lấy mật”, không có kỹ thuật bài bản, dẫn đến năng suất chất lượng mật không cao, sản phẩm mật làm ra phục vụ nhu cầu gia đình là chính, ít có mật ong xuất bán ra bên ngoài.
Sau 3 tháng học nghề, học viên đã được chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nuôi ong, từ thiết kế thùng nuôi, đặt cầu gắn tầng chân, phương pháp xử lý khi ong bốc bay, kỹ thuật nhân đàn, thu hoạch mật bằng quay ly tâm, sơ chế và bảo quản sản phẩm ong mật...
Nếu trước đây các hộ nuôi nhỏ lẻ và số lượng đàn ong không đáng kể thì sau khi học nghề, nhiều hộ đã có từ 10-30 đàn ong, thu nhập được cải thiện rõ rệt.
Thu nhập hàng trăm triệu
" Ong nuôi cho năng suất mật cao, bán được giá, nhiều hộ nhờ đó mà thoát nghèo, thậm chí làm giàu.
Nhưng để đến được với nghề, người nuôi ong phải nắm vững kỹ thuật, chính vì vậy những lớp dạy nghề nuôi ong đã giúp bà con ND phát triển nghề bền vững”.
Ông Hoàng Thanh Thục
Không chỉ được học lý thuyết, các học viên còn được tham quan mô hình và thực tập ngay tại cơ sở nuôi ong trên địa bàn xã.
Bên cạnh đó, để người nuôi ong có điều kiện trao đổi kinh nghiệm, thị trường tiêu thụ và cùng nhau liên kết làm giàu từ nghề nuôi ong, năm 2003, Hội ND đã đứng lên thành lập 2 câu lạc bộ nuôi ong ở 2 xóm Phú Thuận và Phú Tân.
Hàng năm, Hội ND đều phối hợp với 2 câu lạc bộ “Mật ong Tây Hiếu” đến các hội chợ triển lãm sản phẩm nông nghiệp để giới thiệu sản phẩm đến đông đảo người tiêu dùng.
Là một trong những học viên tham gia lớp học nghề nuôi ong, ông Hồ Hữu Tài ở xóm Phú Tân chia sẻ: “Tính đến nay tôi đã nuôi ong được hơn 25 năm.
Lúc đầu tôi nuôi thử 5 đàn ong nhưng do chưa có nhiều kinh nghiệm nên đàn ong bị bệnh, chết quá nửa.
Quyết tâm làm giàu từ con ong nên khi có lớp dạy nghề, tôi tham gia đăng ký học ngay.
Kết thúc khóa học, tôi xin tham gia vào câu lạc bộ nuôi ong ở xóm.
Hiện với hơn 40 đàn ong, mỗi năm tôi bán khoảng 35 đàn ong giống, 200kg mật ong, thu về cả trăm triệu đồng”.
Cách nhà ông Tài không xa là nhà ông Hoàng Thanh Thục (72 tuổi) – Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nuôi ong xóm Phú Tân.
Những kiến thức được dạy ở lớp học nghề nuôi ong đã được ông Thục áp dụng thành thạo vào đàn ong của gia đình.
Với hơn 50 đàn ong, ông Thục có thu nhập hơn trăm triệu đồng/năm, không chỉ vậy, ông còn đem kiến thức nuôi ong của mình chia sẻ cho nhiều hộ ND khác để cùng phát triển nghề nuôi ong mật.
Có thể bạn quan tâm
Theo báo cáo tháng 12.2015 của Bộ NN&PTNT, trong tháng qua tại tỉnh Hưng Yên, những người trồng chuối vui vì chuối liên tục được giá.
Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) vừa cho biết, hiện lượng đường tồn kho của các nhà máy đường và các doanh nghiệp hội viên khoảng 40.000 tấn, thấp hơn khoảng 100.000 tấn so với cùng kỳ.
Cây mía tím từ xưa vốn đã được trồng nhiều ở các vùng canh tác quy mô lớn như Hoành Bồ, Ba Chẽ, Hải Hà (Quảng Ninh) v.v.. Và mới đây, một sản phẩm từ cây mía tím do một số cơ sở chế biến ở Hải Hà sản xuất đã xuất hiện trên thị trường, được người tiêu dùng ưa thích; đó là mía tím đóng gói, hút chân không...