Trồng xen chanh dây trong vườn cao su cho thu nhập cao

Tại ấp 54, xã Lộc An (Lộc Ninh - Bình Phước) có hộ anh Lê Đình Hùng (1980) đã thuê đất cao su kiến thiết cơ bản để trồng xen chanh dây mang lại thu nhập cao.
Với diện tích 4 ha trồng xen trong vườn cao su, nhờ kỹ thuật chăm sóc tốt nên cây chanh dây cho rất nhiều trái.
Chanh dây trồng 6 tháng bắt đầu cho thu hoạch. Hiện gia đình anh Hùng có 2.000 cây cho thu hoạch và cứ khoảng 2 tháng cho thu 1 lứa.
Gia đình anh Hùng thu hoạch chanh dây
Anh Hùng cho biết: “Đây là cây trồng xen mới nên hiểu biết về nó còn quá ít.
Đặc biệt là sâu bệnh gây hại. Quan trọng nhất là không để ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây cao su.
Chanh dây cần bón phân và chăm sóc hằng ngày nên hỗ trợ cho cây cao su phát triển
. Ngoài bón phân cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây, người làm vườn còn phải cắt nhánh và lá theo định kỳ để cây đủ ánh sáng nhằm chống sâu bệnh, tăng năng suất”.
Trước khi thực hiện mô hình này, anh Hùng đã đi nhiều nơi học hỏi cũng như tham khảo các giống chanh dây cho năng suất cao.
Qua những chuyến đi, anh đã đúc rút kinh nghiệm, từ đào hố trồng đến bố trí trụ chính và trụ phụ cho giàn. Anh còn bố trí dây chính và dây phụ trên giàn, cũng như kỹ thuật kéo dây nhằm tiết kiệm nhân công, vật tư mà vẫn đảm bảo chanh phát triển nhanh.
Để đầu ra ổn định, anh Hùng đã liên hệ bán sỉ cho một đại lý tại huyện Lộc Ninh. Mỗi vụ, gia đình anh bán chừng 35 - 40 tấn trái.
Anh cho biết: “Nếu một 1 ha trồng mật độ 5x5m như vườn này thì đầu tư giống khoảng 20 triệu đồng cộng với tiền trụ, dây thép và phân bón.
Gia đình làm không thuê lao động nên giảm được chí phí. Với giá bán khoảng 7.000 - 8.000 đồng/kg, từ lứa thứ ba trở đi, mỗi ha chanh dây trồng xen thu được trên 50 triệu đồng/lứa, sau khi trừ chi phí còn lãi khoảng hơn 30 triệu đồng.
Với 4 ha đất thuê trong 5 năm đã giúp gia đình tôi có cuộc sống khá hơn. Đây cũng là một trong những mô hình làm ăn hiệu quả đối với những hộ ít đất sản xuất”.
Có thể bạn quan tâm

Là huyện nghèo, nền kinh tế chậm phát triển; trong những năm qua, huyện Xín Mần đã xác định: Lấy sản xuất nông nghiệp làm hướng đi chính trong phát triển kinh tế, XĐGN. Theo đó, để sản xuất nông nghiệp trở thành hướng đi chủ đạo của nền kinh tế, huyện đã quy hoạch, tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát huy thế mạnh của từng vùng, áp dụng KHKT, đưa nhanh giống mới vào sản xuất, đầu tư thâm canh...

Dù không phải xã điểm của tỉnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), nhưng sau 3 năm triển khai, đến nay, diện mạo xã Vị Bình, huyện Vị Thủy đã có nhiều thay đổi. Hạ tầng kinh tế - xã hội, hệ thống chính trị đều được củng cố và phát triển, đời sống của người dân đang từng bước được nâng lên.

Ngay cả những nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ cũng đã có những chính sách thay thế dần nguồn năng lượng hóa thạch (dầu mỏ, than đá) bằng các nguồn năng lượng tái tạo. Nguyên nhân do các nguồn năng lượng hóa thạch đang cạn kiệt dần việc khai thác, sử dụng loại nhiên liệu này là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chi phí ngày càng tăng cao.

Chị Trần Thị Kim Oanh-Chủ tịch Hội Phụ nữ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, cho biết: Vật dụng để làm giá đỗ gồm tấm ni lông, bao bố, gạch. Về quy trình làm, ngâm đậu trong thời gian 9 tiếng đồng hồ theo công thức 2 sôi, 3 lạnh.

Những ngày này, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã La Bằng (Đại Từ) rất phấn khởi bởi sau 3 năm nỗ lực, đến nay, xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới và đang được các ngành chức năng thẩm định hồ sơ để công nhận đạt chuẩn vào tháng 12 tới.