Trồng Thử Nghiệm Thành Công Giống Cam Mới
Sau quá trình nhập nội, tuyển chọn, trồng thử nghiệm thành công ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, năm 2006 giống cam Valencia chín muộn V2 của Viện Di truyền Nông nghiệp đã được Bộ NN-PTNT công nhận là giống Quốc gia, được xác định là giống có tiềm năng lớn để mở rộng diện tích, tăng sản lượng trên phạm vi cả nước đáp ứng nhu cầu ăn tươi và chế biến.
Với những ưu điểm nổi trội như: sinh trưởng, phát triển khỏe, khả năng chống chịu sâu bệnh tương đối tốt, chịu hạn khá, thích ứng rộng, năng suất cao và ổn định, chất lượng tốt, đặc biệt là giống không hạt hoặc ít hạt, chín muộn (từ tháng 12 tới tháng 3 năm sau), hiệu quả kinh tế cao.
Vì là giống chín muộn, thời gian dài (15 tháng kể từ khi ra hoa cho tới lúc thu hoạch cây vừa mang nuôi quả vụ trước, vừa ra hoa cho vụ sau), để có thể đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả cao nhất khi trồng giống cam muộn Valencia V2 ngoài việc tuân thủ các khâu kỹ thuật trồng cam thông thường ra, bà con cần chú ý thêm một số biện pháp kỹ thuật sau đây:
- Giống trồng: Cây giống có thể được nhân bằng phương pháp ghép cây hoặc chiết cành nhưng phải đảm bảo tiêu chuẩn cây giống theo qui định: đúng giống, đúng chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng và nhất thiết phải là giống sạch bệnh được các cơ sở sản xuất giống có uy tín cung ứng.
- Thiết kế lô vườn trồng: Nên qui hoạch thành vùng riêng trồng thuần giống, có các đai rừng chắn gió cách ly vừa để ngăn ngừa sâu bệnh lây lan, vừa tránh giao phấn hỗn tạp sẽ cho năng suất cao, chất lượng tốt, đảm bảo giống cam không hạt.
- Khoảng cách, mật độ: Tùy theo loại đất tốt xấu, đất trên đồi hay trong vườn ngoài bãi mà bố trí khoảng cách và mật độ cho thích hợp. Đất tốt trồng thưa, đất xấu trồng dày. Thông thường nên trồng với khoảng cách 4x5m (500 cây/ha) hoặc 5x5m (400 cây/ha). Nếu muốn thu hồi vốn nhanh có thể trồng dày kết hợp đốn tỉa và trồng xen các loại cây ngắn ngày như đậu, lạc, cây phân xanh… vừa lấy ngắn nuôi dài tăng thêm thu nhập, vừa có chất giữ ẩm, bảo vệ và cải tạo đất rất tốt.
- Bón phân: Thay vì 3 lần bón phân như các giống cam quýt khác, với Valencia V2 trước khi thu hoạch 1 tháng cần bón thêm 1 lần nữa (chủ yếu là kali) vừa để tăng cường chất lượng quả, vừa để tăng cường dinh dưỡng giúp cây ra hoa, đậu quả tốt.
- Xử lý ra hoa: Tạo sự khô hạn để xử lý ra hoa tập trung: thu hoạch xong tiến hành vệ sinh vườn bằng cách cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh, làm cỏ, quét vôi gốc, phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh hại. Sau đó bón phân lần 1, chú ý lượng nước tưới vừa phải (nếu quá thừa nước cây sẽ ra nhiều lộc non ảnh hưởng đến việc xử lý ra hoa sau này, hoa sẽ ra rải rác và muộn hơn.
Bón phân lần 2, đến 15/2 dương lịch ngừng tưới nước trong khoảng 20 ngày rồi bắt đầu tưới trở lại, mỗi ngày 2-3 lần và tưới liên tục trong 3 ngày. Đến ngày thứ 4, tưới mỗi ngày 1 lần, 7-15 ngày sau khi tưới đợt đầu tiên cây sẽ ra nụ, thời gian này cách 1 ngày tưới 1 ngày, 10-15 ngày sau khi hoa nở, rụng hết cánh hoa là lúc cây bắt đầu đậu quả.
Có thể bạn quan tâm
Chủ vườn cam ở Hải Dương dùng nước cá ngâm tưới cho vườn cam xanh tốt, vụ cam vừa qua thu gần 14 tấn cam mỗi ha.
Nông dân bón các loại phân hữu cơ, dùng nước cá ngâm ủ, làm bẫy bắt côn trùng... để vườn cam được chứng nhận VietGap.
Kết quả theo dõi ở các điểm thử nghiệm cho thấy: Cây khoẻ, sinh trưởng phát triển khá, phân cành đều, lá hình ô van cong đều và phồng ở bản lá, hoa bất dục đực
Cây cam sau thu hoạch cần được chăm sóc, vệ sinh, cắt tỉa, phòng trừ sâu bệnh để cây tiếp tục phát triển và cho mùa bội thu sau.
Ngoài việc được yêu thích nhờ hương vị thơm ngon thì quả cam còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường thể lực, tăng cường thị lực, chống ung thư, kháng viêm,