Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Trồng rừng, hướng phát triển kinh tế bền vững ở miền núi

Trồng rừng, hướng phát triển kinh tế bền vững ở miền núi
Tác giả: Phương Nam
Ngày đăng: 11/01/2016

TÍCH CỰC TRỒNG RỪNG

Theo Sở NN-PTNT, năm 2015, diện tích rừng trồng mới toàn tỉnh khoảng 4.000ha. Riêng huyện Đồng Xuân trồng được hơn 2.050ha rừng, đạt 102% kế hoạch. “Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất rừng của các xã, chúng tôi đang huy động mọi nguồn lực, kể cả các tổ chức kinh tế liên doanh, liên kết với người dân để phát triển kinh tế rừng bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới. Đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Đảng bộ huyện có nghị quyết chuyên đề, trong đó xác định kinh tế rừng là thế mạnh, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Ngoài ra, huyện còn mạnh dạn giao khoán cho đồng bào dân tộc thiểu số giữ rừng, tận dụng các nguồn dự án ưu đãi trồng rừng của Trung ương… để người dân có thêm thu nhập, ổn định và cải thiện cuộc sống”, ông Võ Cao Phi, Bí thư Huyện ủy Đồng Xuân, nói.

Những năm gần đây, huyện Sơn Hòa cũng đã thu hút được các thành phần kinh tế cùng với chính quyền tích cực tham gia trồng rừng. Nhờ vậy, từ năm 2010 đến nay, trung bình mỗi năm địa phương này trồng được 776ha. Ông Đào Duy Linh, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Sơn Hòa, cho biết từ năm 2016 trở đi, huyện đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội về phát triển lâm nghiệp toàn diện từ quản lý, bảo vệ đến phát triển rừng; tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp liên kết với các hộ dân đầu tư trồng rừng… Phấn đấu đến năm 2020, toàn huyện trồng được 3.500ha rừng và 1,5 triệu cây phân tán, nâng tỉ lệ độ che phủ rừng từ 39% trở lên. Ngoài ra, địa phương cũng giữ ổn định diện tích rừng phòng hộ, mở rộng diện tích rừng sản xuất; đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về công tác quản lý, bảo vệ rừng, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng suy giảm tài nguyên rừng…

Mặc dù diện tích trồng rừng năm 2015 của huyện Sông Hinh giảm gần 3ha so với năm trước nhưng địa phương này cũng đã hoàn thành chỉ tiêu trồng rừng với 800ha, nâng tỉ lệ độ che phủ lên 37,6%. Theo ông Đặng Đình Toại, Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh, ngay từ đầu năm 2016, địa phương này đã đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp theo quy hoạch bảo vệ và phát triển trồng rừng giai đoạn 2010-2020; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và người dân triển khai các dự án trồng rừng và cây phân tán để đến cuối năm 2016 đạt tỉ lệ độ che phủ 37,8%; đồng thời quản lý chặt chẽ diện tích rừng phòng hộ, ngăn chặn tình trạng phá rừng lấy đất trồng sắn, mía…

XÂY DỰNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ

Theo đại diện các doanh nghiệp trồng rừng, cây keo từ lúc trồng đến khi thu hoạch mất 5-7 năm, vốn đầu tư trung bình khoảng 25 triệu đồng/ha, năng suất bình quân đạt 70 tấn/ha. Với giá như hiện nay, sau khi trừ chi phí, doanh nghiệp lãi được 50-70 triệu đồng/ha. Còn rừng sản xuất do người dân trồng theo kiểu truyền thống, vốn đầu tư chỉ 10-15 triệu đồng/ha (chủ yếu là tiền giống, công trồng và chăm sóc); khi thu hoạch, người trồng lãi được 30-40 triệu đồng/ha. Ông Đào Duy Linh cho biết do gỗ rừng trồng được giá nên người dân tích cực trồng theo quy mô hộ gia đình. Khoảng 5 năm trước đây, bình quân mỗi năm người dân trong huyện trồng được hơn 600ha thì năm nay trồng được hơn 800ha. Riêng xã Sơn Định, mùa trồng rừng vừa qua, người dân trồng được gần 100ha keo và bạch đàn trên đất đồi dốc hoặc mía, sắn bạc màu.

Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ gỗ rừng trồng, giảm chi phí vận chuyển, UBND tỉnh đã tạo điều kiện cho hai doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ, dự kiến sẽ đi vào hoạt động đầu năm 2016. Một nhà máy do DNTN Bảo Châu xây dựng tại Khu công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu có công suất 50.000 tấn/năm. Dự án Khu liên hợp chế biến lâm sản Bình Nam do Công ty TNHH Bình Nam đầu tư 183 tỉ đồng, công suất 200.000 tấn/năm tại xã Xuân Lãnh (huyện Đồng Xuân). Ông Hoàng Trung Sơn, Phó Giám đốc Công ty TNHH Bình Nam, cho biết nhà máy đi vào hoạt động sẽ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ không chỉ gần 13.000ha rừng trồng của huyện Đồng Xuân, mà còn ở các vùng lân cận.


Có thể bạn quan tâm

Hoa kiểng độc sẽ thắng, lạ chắc chắn cháy hàng Hoa kiểng độc sẽ thắng, lạ chắc chắn cháy hàng

Nhằm đáp ứng nhu cầu chơi hoa, kiểng “độc”, lạ của giới sành chơi ở TP.HCM vào mỗi dịp Tết đến, nhiều năm nay, một số nông dân TP.HCM đã mạnh dạn đầu tư vào phân khúc "khó ăn", nhưng đầy hấp dẫn này.

11/01/2016
Đổi thay trên đất lâm phần Đổi thay trên đất lâm phần

Trong những ngày này, ai có dịp về thăm vùng đất mới ấp 12, xã Khánh Tiến, huyện U Minh mới thấy và cảm nhận hết niềm vui của người dân. Bởi nơi đây giờ có đường, có điện, diện mạo làng quê khởi sắc hẳn.

11/01/2016
Phú Yên cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án Chăn nuôi bò thịt và bò sữa Phú Yên cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án Chăn nuôi bò thịt và bò sữa

Ngày 8/1, nguồn tin từ Sở KH-ĐT cho biết đơn vị này vừa cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án Chăn nuôi bò thịt và bò sữa của Công ty CP Chăn nuôi Thảo Nguyên Phú Yên với tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỉ đồng.

11/01/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.