Trồng rau quả sạch, nhà nông Đại An thu tới 200 triệu đồng/ha
Sung túc nhờ rau quả
Với một xã thuần nông thì việc hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới là thành quả đáng tự hào.
Dù vậy, đây chỉ là thành quả bước đầu, do đó, để nâng chất lượng cho các tiêu chí, trong những năm tới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đại An sẽ tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất hơn nữa”.
Ông Đỗ Văn Hòa – Chủ tịch UBND xã Đại An (huyện Đại Lộc) cho biết, Đại An là xã đồng bằng, phần lớn diện tích đất nông nghiệp nằm dọc sông Vu Gia, rất giàu phù sa nên được bà con đưa vào trồng hoa màu (230ha), đất trồng lúa chỉ chiếm 34ha.
Ông Nguyễn Hữu Nhàn – Bí thư, kiêm Trưởng thôn Phước Yên (xã Đại An) chia sẻ, toàn thôn có 214 hộ tham gia sản xuất 38ha hoa màu.
Hầu như gia đình nào trong thôn cũng có thu nhập chính từ trồng rau, quả và chăn nuôi.
Trong đó nhiều hộ có thu nhập cao như các ông Trần Văn Dũng, Nguyễn Sáu, Đỗ Văn Dũng, Trần Văn Trường...
“Gia đình tôi sản xuất 1ha rau củ các loại, làm quanh năm mùa nào thức ấy từ rau ăn lá, đu đủ, bí đao, đậu xanh đến dưa leo… Bình quân 1 sào (500m2) cho thu nhập từ 9 - 10 triệu đồng/năm, 1ha sẽ cho 190 - 200 triệu đồng/năm.
Trừ chi phí (khoảng 30%), mỗi năm gia đình tôi bỏ túi từ 130 - 140 triệu đồng.
Cũng nhờ làm rau củ và hoa màu mà gia đình đã xây được nhà mới, sắm xe cộ và nuôi con ăn học đến nơi đến chốn” - lão nông Trần Văn Dũng phấn khởi nói.
Theo ông Hòa, những thôn trồng hoa màu mạnh nhất, hiệu quả kinh tế nhất có thể kể đến các thôn Phước Yên, Quảng Yên, Bàu Tròn...
Đặc biệt, hiện nay ở cánh đồng Bàu Tròn đã hình thành mô hình sản xuất rau quả theo hướng VietGAP, với 43 hộ tham gia sản xuất trên diện tích 21ha.
Ở đây, từng mét vuông đất đều được bà con tận dụng tốt, trồng xen canh quanh năm, rau quả lúc nào cũng xanh tươi mơn mởn, nhờ thế bà con liên tục có sản phẩm thu hoạch, thu nhập tăng cao.
Thu nhập đạt 44 triệu đồng/người/năm
Ông Huỳnh Sáu – Phó Bí thư Đảng ủy xã Đại An chia sẻ, ngoài việc phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập cho người dân, những năm qua địa phương rất chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông, trường học, trạm y tế… nhằm đáp ứng nhu cầu dân sinh và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Theo đó, 100% tuyến đường giao thông trục xã, liên xã ở Đại An đã được nhựa hóa và bê tông với tổng chiều dài gần 35km.
Trường học, trạm y tế được tầng hóa và đạt chuẩn; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên chiếm gần 95%, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 27 triệu đồng/năm... Với những kết quả đó, xã Đại An đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2015.
Ông Sáu chia sẻ thêm, Nghị quyết HĐND xã đã đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, tăng thu nhập bình quân đầu người lên trên 44 triệu đồng/người/năm và giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 2%.
Vì thế hiện nay địa phương đang tiếp tục khuyến khích bà con nhân dân mở rộng diện tích và hình thành các vùng chuyên canh sản xuất rau củ quả, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn.
Đặc biệt, xã khuyến khích bà con mở rộng quy mô, hình thành các vùng chuyên canh rau sạch để đến năm 2020, tăng diện tích rau sạch lên trên 100ha, đạt giá trị thu nhập 180 – 200 triệu/ha.
Cũng theo ông Hòa, ngoài phát triển nông nghiệp theo hướng sạch để tăng hiệu quả kinh tế, Đại An sẽ tập trung phát triển thương mại – dịch vụ dọc tuyến ĐT609B, DDH3 và chợ Quảng Huế; xây dựng và phát triển khu thị tứ Quảng Huế thành trung tâm giao thương của các xã vùng lân cận sau khi cầu Giao Thủy đưa vào hoạt động; chú trọng và khuyến khích phát triển lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...
Có thể bạn quan tâm
Việt Nam có bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người rất thấp, nên những năm qua trong bón phân rất chú trọng bón đủ N, P, K để đạt năng suất cây trồng cao.
“Các chương trình tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) trong 14 năm qua đã góp phần quan trọng giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Sơn La…” - ông Trần Minh Dũng-Phó Chủ tịch Hội Khoa học kinh tế tỉnh Sơn La khẳng định.
Sau thời gian dài người chăn nuôi chịu đựng cảnh “một vỏ nhiều tròng” với 5 – 7 loại thuế, phí và các hình thức kiểm dịch kiểu “đếm trứng tính tiền”, tới thời điểm này, việc thu phí kiểm dịch trứng chính thức bị bãi bỏ.