Trồng ngô lai VN 8960 lãi 50 triệu đồng/ha

Theo bà con, điểm nổi trội của giống ngô này là chịu hạn tốt, thích hợp nhiều loại đất nông nghiệp, năng suất cao (trên 83 tạ/ha, thâm canh có thể đạt từ 10 – 12 tấn/ha), kháng được sâu bệnh, thời gian trồng đến khi thu hoạch ngắn (có thể trồng được 3 vụ/năm), trái to, hạt đều, cây cứng ít bị đổ ngã.
Nông dân Nguyễn Đức Trang (xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn) cho biết: “Gia đình tôi trồng giống ngô VN 8960 đã được hai vụ, cả 2 vụ đều cho thu nhập cao. Tôi trồng 1ha, thu hoạch trên 10 tấn ngô/vụ, bán được 86 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 50 triệu đồng/vụ”.
Anh Trang cho biết thêm, so với các giống ngô khác, ngô VN 8960 cho năng suất cao gấp 1,5 – 2 lần. Khi trái chín có màu vàng đỏ rất đẹp, hạt đều; cây không kén đất, dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, hạn chế được một số cỏ dại. Ngoài bán trái, anh còn bán cây, lá cho các chủ trang trại chăn nuôi kiếm thêm trên 1 triệu đồng. Mấy ngày gần đây trời có mưa, anh đang thuê người làm đất chuẩn bị xuống giống vụ ngô thứ ba. Nhờ trồng giống ngô này mà anh tích góp mua được 5 con bò sinh sản.
Ở cách đó không xa, nông dân Nguyễn Út chia sẻ: “Qua lời giới thiệu của những người xung quanh, tôi chọn trồng giống ngô VN 8960. Tôi làm 3ha. Cứ 1ha tôi thu hoạch gần 11 tấn, lãi trên 50 triệu đồng/ha/vụ. Các thương lái thích giống ngô này nên dễ tiêu thụ”.
Kỹ sư Nguyễn Thị Phương – cán bộ Công ty CP Giống cây trồng Nha Hố cho biết thêm, năm 2004, giống ngô VN 8960 đã được Bộ NNPTNT công nhận là giống ngô quốc gia. Hiện nay giống ngô này đã được cung cấp cho nhiều tỉnh thành khu vực miền Trung-Tây Nguyên và khu vực Nam Bộ. Riêng tại Ninh Thuận, nhiều địa phương đang trồng giống ngô này, điển hình là các xã Nhơn Sơn, Mỹ Sơn, Phước An, Phước Thiện…
Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi heo rừng lai được triển khai thử nghiệm ở huyện Tây Trà (Quảng Ngãi) từ năm 2010, với kinh phí 1,3 tỷ đồng trích từ nguồn vốn 30a. Mô hình hứa hẹn sẽ giúp đồng bào miền núi giải quyết bài toán trồng cây gì, nuôi con gì để thoát nghèo. Thế nhưng, qua hơn 1 năm triển khai, mô hình trên đã không mang lại hiệu quả.

Ông Huỳnh Kim Khánh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa, vừa cho biết: Tại Khánh Hòa, tính đến thời điểm này đã có khoảng 50 tấn tôm hùm nuôi bị chết (chủ yếu do bệnh sữa), ước thiệt hại cho người nuôi trên 50 tỷ đồng. Hiện nay, phác đồ mới điều trị bệnh sữa trên tôm hùm chỉ mới áp dụng thực nghiệm trên 10 hộ nuôi tại huyện Vạn Ninh. Kết quả còn chờ Bộ NN-PTNT thẩm định, đánh giá. Theo ông Khánh, hiện người nuôi tôm đang lạm dụng thuốc kháng sinh để chữa bệnh cho tôm.

Xã Tân Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp nép bên bờ sông Hậu một thời có chợ Chiếu nổi tiếng, nay có thêm chợ Rơm. Khác với chợ Chiếu chuyên họp về đêm, chợ Rơm họp ngày với các ghe rơm chất ngất, chủ yếu bán cho người SX nấm...

Hiện nay, xu hướng tiêu dùng rau hữu cơ (RHC) ngày càng tăng trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, vì đây là sản phẩm an toàn trong bảo vệ sức khỏe và môi trường. Tại Việt Nam nói chung và TP. HCM nói riêng, khi mức sống của người dân ngày càng được nâng cao thì xu hướng sử dụng RHC ngày càng tăng. Tại các quận, huyện ngoại thành TP. HCM các mô hình trồng rau sạch đều được bà con nông dân áp dụng thành công và mang lại nhiều kết quả khả quan cho gia đình và xã hội.

Ngày 14-8-2012, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản đã tổ chức lớp tập huấn về nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh bền vững theo quy phạm thực hành nuôi tốt và quy tắc nuôi có trách nhiệm cho hơn 100 hộ nuôi là xã viên HTX nuôi trồng thuỷ sản Giao Phong (Nam Định) và các chủ đầm nuôi lân cận.