Trong năm 2016, diện tích nuôi tôm công nghiệp tăng 15%
Theo đánh giá năm 2015, người nuôi tôm công nghiệp bị thiệt hại nhiều, kiểm soát giống và dịch bệnh còn hạn chế. Mặt khác, do mô hình này cho lợi nhuận cao nên người dân đã tự ý mở rộng diện tích nuôi tôm mà không theo quy hoạch của tỉnh. Chính vì vậy năm 2016, ngoài phấn đấu đưa diện tích nuôi tôm công nghiệp tăng cao, ngành chức năng còn tập trung quy hoạch vùng nuôi trọng điểm, phát triển hạ tầng thiết yếu để phục vụ cho người nuôi tôm.
Bên cạnh tôm công nghiệp, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến cũng sẽ tăng tương ứng 15% so với cùng kỳ năm 2015, nâng tổng số diện tích nuôi tôm theo hình thức này lên 90.000ha. Nuôi tôm quảng canh cải tiến được xem là hình thức tổ chức sản xuất mang tính bền vững, độ an toàn cao hơn so với nuôi tôm công nghiệp. Đa phần các hộ nuôi đều đạt kết quả khá khả quan, cho thu nhập ổn định, góp phần cải thiện kinh tế hộ gia đình trong thời gian gần đây.
Có thể bạn quan tâm
Chủ tịch UBND xã Long Hòa (Phú Tân - An Giang) Nguyễn Thanh Tùng cho biết, xã đã hoàn thành việc khắc phục hậu quả cá chết hàng loạt trên sông Cái Vừng, tạo điều kiện cho các hộ tái sản xuất.
Trong những năm gần đây, với ưu điểm thời gian nuôi ngắn, sản lượng trên một đơn vị diện tích cao và mang lại lợi nhuận lớn, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát ở tỉnh Quảng Trị đã phát triển rất nhanh. Con tôm thẻ chân trắng đã giúp rất nhiều nông dân ở các địa phương ven biển nhanh chóng thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhưng cũng đặt ra không ít thách thức trong bảo vệ môi trường sinh thái.
Bà Trần Thị Hà, thương lái thu mua tôm ở thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông cho biết, 1 tuần nay giá tôm sú (TS) và tôm thẻ chân trắng (TTCT) trên địa bàn các huyện phía Đông của tỉnh tăng mạnh trở lại nên người nuôi tôm rất phấn khởi trước vụ tôm mới.