Trồng Mía Tím Kim Tân, Thu Nhập Hơn 150 Triệu Đồng/ha

Mía tím Kim Tân (Thạch Thành - Thanh Hóa) là giống mía quý, nổi tiếng từ lâu nhưng một thời gian dài bị “lãng quên” và hầu như không phát triển.
Thế nhưng gần đây nhiều hộ dân ở các xã Thành Tân, Thành Trực, thị trấn Kim Tân... đầu tư trồng mía tím Kim Tân. Ngoài phát triển trên diện tích trồng lúa hiệu quả kinh tế thấp, các hộ dân đầu tư cải tạo vườn, san lấp đất vùng chân đồi núi thấp, mua đất đổ vào các ruộng trồng lúa sâu không hiệu quả... để trồng mía tím Kim Tân. Có gia đình đầu tư hơn 30 triệu đồng để đổ đất phục vụ cho 1 ha trồng mía tím. Đầu tháng 11 – 2013, nhiều thương lái ở các địa phương trong tỉnh, TP Hà Nội, các tỉnh Hải Dương, Ninh Bình... đến tận vườn để mua mía tím Kim Tân. Một số hộ dân ở xã Thạch Sơn cho biết: Thương lái mua mía tím Kim Tân tại vườn trung bình 5.000 đồng/cây và thu nhập đạt hơn 150 triệu đồng/ha, có một số hộ thu nhập lên tới 280 triệu đồng/ha. Hiện nay trên địa bàn huyện đã phát triển được hơn 200 ha.
Huyện Thạch Thành đang triển khai khảo sát, phục tráng để tìm ra giống mía tím Kim Tân gốc nổi tiếng trước kia, phục vụ cho nhu cầu trồng của nhân dân; đồng thời, triển khai chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu để phát triển cây mía tím Kim Tân.
Có thể bạn quan tâm

Trong nuôi thủy sản ta chú ý đến màu giả của nước nhiều hơn, vì qua đó có thể đánh giá sơ bộ môi trường nước đó giàu hay nghèo dinh dưỡng.

Qua hơn 10 tháng thực hiện mô hình nuôi tôm nước tĩnh từ sự liên kết của Hội Thuỷ sản TP Cà Mau với Công ty Tôm giống Dương Hùng, trung bình mỗi hộ thu nhập trên 30 triệu đồng/ha, một số hộ thu trên 50 triệu đồng/ha.
Quyết định 24/QÐ-UBND, năm 2014 của UBND tỉnh Cà Mau, cho sên vét đất, bùn thải cải tạo ao, đầm nuôi tôm quanh năm, làm mâu thuẫn giữa các hộ nuôi tôm quảng canh cải tiến và hộ nuôi công nghiệp ngày càng gay gắt.

Việt Nam có thế mạnh ngư nghiệp, nhưng nguyên liệu phục vụ chế biến ngành thủy sản đã có dấu hiệu phải nhập khẩu ở một số mặt hàng chủ lực thời gian gần đây.

Vụ nuôi tôm nước lợ năm 2015 sắp kết thúc, một kinh nghiệm rút ra đối với người nuôi và ngành chuyên môn là quy trình nuôi tôm 2 giai đoạn đối với tôm sú được đánh giá là hiệu quả cao, hạn chế rủi ro.