Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Trồng mía lưu gốc làm chơi ăn thật

Trồng mía lưu gốc làm chơi ăn thật
Tác giả: Thanh Duy
Ngày đăng: 08/08/2016

Năm 2012, từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, Hậu Giang đã triển khai xây dựng dự án tu bổ nâng cấp đê bao vùng mía nguyên liệu Phụng Hiệp nhằm bảo vệ hơn 6.000ha mía, giúp người dân chủ động bơm thoát nước khi có lũ, nâng cao hiệu quả kinh tế trong trồng mía.

Gắn bó với cây mía gần nửa đời người, nhưng mãi đến vụ mía năm 2015 thấy đê bao kiên cố, không làm ngập diện tích mía, ông Phạm Hoàng Thiết ở ấp Tân Hưng, thị trấn Búng Tàu mới mạnh dạn áp dụng lưu gốc giống mía K 88 - 95 trên diện tích 2,5ha của gia đình. Theo dự đoán của ông Thiết, ruộng mía lưu gốc năm nay sẽ cho năng suất cao hơn so với hình thức trồng mới, do mía lưu gốc thường mọc thành bụi, số cây trong hàng nhiều hơn hình thức mía trồng mới.

“Mấy năm trước khi chưa có đê bao, đến mùa lũ thường gây ngập trên diện rộng. Nhưng từ khi có đê bao, gia đình tôi không lo mía bị ngập nữa. Tuy chưa thu hoạch, nhưng nhìn quá trình phát triển của cây mía cũng thấy phấn khởi. Bụi nào cũng có 2 - 3 cây, trong khi mía trồng theo hình thức xuống giống, mỗi bụi chỉ có 1 cây”.


Được biết, dù mới là năm đầu tiên áp dụng kỹ thuật trồng mía lưu gốc, nhưng nông dân Phụng Hiệp đã lưu gốc được 574ha. Bà con cho biết, trồng mía lưu gốc giảm khoảng 40% chi phí đầu tư (tương đương 3 triệu đồng/công), bởi tiết kiệm được tiền mua mía giống, tiền đào học, nhân công trồng mía...

Ông Trần văn Tuấn - Trưởng phòng NNPTNT huyện Phụng Hiệp cho biết: “Trồng mía lưu gốc có nhiều cái lợi. Với nông dân, trồng mía theo hình thức này sẽ tiết giảm chi phí đầu tư, với các nhà máy đường, hình thức này cũng góp phần rải vụ, không bị động trong khâu thu hoạch”.


Có thể bạn quan tâm

Sung túc vùng biên An Giang Sung túc vùng biên An Giang

Trong câu chuyện “Con người cùng với Bảy Núi (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) xưa và nay”, khiến người ta nghĩ tới vùng đất vốn có nhiều huyền thoại...

08/08/2016
Kỹ sư điện đi... trồng nấm, nuôi dế, sở hữu 32 loài nấm quý hiếm Kỹ sư điện đi... trồng nấm, nuôi dế, sở hữu 32 loài nấm quý hiếm

Có trong tay tấm bằng kỹ sư điện, nhưng anh Ngô Xuân Điền (phường Trà An, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ) lại đam mê làm trang trại. Sau rất nhiều nỗ lực anh đã thành công với chuỗi trang trại nhỏ, với những sản phẩm “độc”, lạ như 32 loại nấm quý hiếm, đông trùng hạ thảo, gà đông tảo, dế…

08/08/2016
Trồng chè sạch tăng thu thêm 20% Trồng chè sạch tăng thu thêm 20%

Nhằm thay đổi tư duy sản xuất, hướng đến sản xuất chè an toàn, nâng cao vị thế chè Việt Nam, mới đây Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (TTKNQG) đã phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Thái Nguyên tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ công nghệ với chủ đề “Các giải pháp sản xuất chè an toàn nâng cao giá trị gia tăng”.

08/08/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.