Trồng hồng xiêm với phân bón Văn Điển
1) Nhu cầu dinh dưỡng: Hồng xiêm có thể trồng được trên nhiều loại đất, nhưng thích hợp nhất là đất thịt nhẹ, trung tính, không ưa đất chua phèn. Hồng xiêm có đặc điểm là ra hoa, đậu quả quanh năm với tỷ lệ đậu quả cao, vì vậy cây đòi hỏi cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, cần nhiều phân bón.
Bộ rễ hồng xiêm thường ăn nông, vì trồng bằng cành chiết nên khi bón phân cần chú ý làm sao để cây sử dụng nguồn phân được tốt mà không ảnh hưởng đến bộ rễ.
Bà con bón cân đối đạm, lân, kali và bổ sung phân đa yếu tố Văn Điển khi cây hồng xiêm có trái để đạt năng suất cao, chất lượng trái tốt. Ảnh: T.L
2) Loại phân bón thích hợp: Phân đa yếu tố (ĐYT) chuyên dụng Văn Điển với đầy đủ 16 yếu tố dinh dưỡng NPK và các trung vi lượng vừa phải, là chất cần thiết để tăng năng suất và chất lượng, hương vị ngọt thơm của trái hồng xiêm. Lân nung chảy Văn Điển cung cấp các chất dinh dưỡng cơ bản ngoài lân (P2O5) = 15-20%, mà các loại phân khác không có như: Magie (MgO) = 15-18%, Canxi (CaO) = 24-30%, Silic (SiO2) = 24-32% và có các chất vi lượng như: Fe2O3 = 4%, Mn = 0,06%, Cu = 0,02%, Mo = 0,001%, Co = 0,002%, SO3 = 0,22%, B2O3 = 800ppm, ZnO = 40-50 ppm…
Tổng hàm lượng dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cây có thể hấp thụ được lên đến 95 – 98%. Phân lân Văn Điển có tính kiềm pH = 8-8,5 có chứa một lượng lớn CaO và MgO (trên 50%); như vậy bón 2 – 2,25kg phân lân Văn Điển có tác dụng khử chua ngang bằng bón 1kg vôi hoặc 2kg bột đá vôi nghiền mịn. Tác dụng khử chua cũng nhanh như bón vôi.
3) Cách bón phân theo từng giai đoạn như sau:
- Thời vụ trồng: ĐBSCL trồng được quanh năm, thời vụ thích hợp nhất là vào mùa mưa, còn Bắc Bộ thời vụ thích hợp nhất là mùa xuân. Mật độ trồng khoảng 120-150 cây/ha, khoảng cách trồng 8m x 8m.
- Chuẩn bị đất trồng: Đào hố sâu 60 x 60cm đối với vùng đất cao (vùng đất thấp cần lên mô cao 40cm, rộng 1m, mỗi mô cách nhau 6-8m) và bón phân lót. Rễ cây hồng xiêm thường tập trung ở tầng đất mặt và cách gốc ½ tán cây. Vì vậy bón phân cho hồng xiêm không nên bón xa gốc và bón quá sâu:
- Trồng mới: Bón lót cho mỗi hố 5-10kg phân chuồng ủ hoai mục trộn tro trấu + 1-1,5 kg lân nung chảy Văn Điển + 0,1-0,15kg ure + 0,1kg kali. Hoặc bón 2-2,5kg NPK ĐYT Văn Điển 5.10.3.
-Thời kỳ cây con: Từ lúc trồng cho đến khi ra quả thường là 3 năm. Lượng phân bón được tăng dần từ năm thứ nhất đến năm thứ 3. Lượng phân bón cho một cây là NPK ĐYT Văn Điển 16.16.8, mỗi cây bón 1,5-2kg NPK chia làm 3-4 lần bón trong năm. Đào rãnh theo hình chiếu của tán cây bón phân và lấp kín rãnh.
– Thời kỳ kinh doanh: Thông thường cây hồng xiêm cho 5-6 đợt trái trong năm, vì vậy bà con cần bổ sung phân bón sau mỗi đợt thu hoạch trái 30 ngày là thích hợp nhất. Chú ý bón cân đối lượng đạm, lân, kali và bổ sung trung vi lượng bằng phân ĐYT Văn Điển khi cây có trái để đạt năng suất cao, chất lượng trái tốt nhằm duy trì sự ổn định lâu dài của cây. Lượng phân bón được tăng dần qua các năm đến 10 tuổi, sau đó ổn định ở mức cao nhất. Lượng phân bón NPK ĐYT (16:16:8) dùng 1,5 - 4,5kg/cây/năm. Lượng phân trên được chia thành 2 - 4 lần để bón vào các tháng 2, 5, 7, 10. Khi bón phân cuốc thành rãnh ½ vòng tròn hoặc đào từng hố nhỏ vòng quanh tán. Rải phân xong, lấp đất lại. Năm sau lại bón phân vào ½ tán bên kia.
Ở miền Bắc hồng xiêm sau khi thụ phấn tới khi quả chín khoảng 8-10 tháng, trong khi đó ở miền Nam chỉ cần 4-6 tháng. Tiêu chuẩn xác định độ già để thu hái là: Cuống quả nhỏ lại, tai vểnh lên, lớp phấn nâu xám ngoài quả rạn nứt và bong ra, vỏ quả chuyển sang màu xanh vàng và nhẵn, khi hái mủ ở cuống quả chảy ra ít hoặc không có. Bổ đôi quả thấy thịt quả đã chuyển màu nâu vàng là có thể thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm
Đó là thông tin do ông Phan Xuân Thảo - Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM nêu ra tại Hội nghị Thanh tra chuyên ngành của Bộ NNPTNT tổ chức vào sáng 1.4 tại TP. Đà Nẵng.
Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) đã khuyến cáo các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long không tiến hành rải vụ, kích thích cây ăn trái ra hoa trong thời gian hạn hán, xâm nhập mặn khốc liệt như hiện nay.
Hai ngày cuối tuần qua, độ mặn của nước ở một số địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có giảm, nhiều nơi nông dân đã chủ động để lấy nước phục vụ cho sản xuất. Tuy nhiên, tín hiệu vui trên là do đỉnh triều tăng theo quy luật chứ không phải do nguồn nước từ đập Cảnh Hồng (Trung Quốc) xả xuống.