Trồng đậu xanh vụ hè
Giống và thời vụ:
- Giống đậu xanh 004: Cây cao 45 đến 50cm, sinh trưởng khoẻ, nhiều quả, chín tập trung, thu hoạch làm hai đến ba đợt. Thời gian sinh trưởng vụ xuân 80-86 ngày, vụ hè 75 đến 80 ngày, vụ thu 90 ngày. Hạt dạng bầu dục, màu hạt xanh vàng, bóng (mỡ), khối lượng 1000 hạt từ 66 đến 79g. Năng suất thâm canh 17 đến 19 tạ/ha. Khả năng thích ứng rộng, trồng được cả ba vụ của vùng đồng bằng, trung du, miền núi phía Bắc.
- Giống đậu xanh số 9: Sinh trưởng khoẻ, cây cao 48 đến 55 cm, lá to, số cành cấp 1 cao. Thời gian sinh trưởng từ 80 đến 90 ngày, chín tập trung (thu một lần 60-65% sản lượng), hạt màu xanh mốc, khối lượng 1000 hạt từ 55 đến 60g. Năng suất thâm canh đạt 16 đến 18 tạ/ ha. Khả năng chống bệnh trung bình, khả năng thích ứng rộng, trồng dược cả ba vụ của đồng bằng, trung du, miền núi phía Bắc.
- Giống đậu xanh VN 93-1: Chiều cao cây trung bình 60 đến 75 cm, sinh trưởng khỏe. Năng suất thâm canh đạt 18 đến 20 tạ/ha. Thời gian sinh trưởng vụ xuân 70 đến 80 ngày, vụ hè 60 đến 69 ngày. Hạt màu xanh mốc ruột vàng, khối lượng 1000 hạt đạt 50 đến 60g. Chống đổ, chống úng khá; nhiễm bệnh phấn trắng, bệnh đốm nâu ở mức trung bình. Khả năng thích ứng rộng, trồng được cả ba vụ của vùng đồng bằng, trung du, miền núi phía bắc.
- Giống đậu xanh ĐX 92-1: Chiều cao cây trung bình 53 cm. Thời gian sinh trưởng vụ xuân 80 ngày, vụ hè 65 ngày. Trung bình mỗi cây có 27 quả, hạt màu xanh mốc, ruột vàng. Khối lượng 1000 hạt đạt từ 55 đến 65g, năng suất thâm canh đạt 18-20tạ/ha. Phẩm chất tốt hợp thị hiếu người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Chống đổ tốt, kháng bệnh lở cổ rễ, bệnh phấn trắng và đốm nâu trung bình. Khả năng thích ứng rộng, trồng được cả ba vụ của vùng đồng bằng, trung du, iền núi phía Bắc.
- Giống đậu xanh KP11: Nguồn gốc nhập nội từ giống KPS1 của Thái Lan. Ưu điểm: chịu nóng hạn khá, quả chín khá tập trung. Thời gian sinh trưởng dưới 70 ngày. Năng suất thâm canh có thể đạt 20-22 tạ/ha. Vùng sinh thái chính: Thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của tỉnh Bắc Trung Bộ. Trồng chủ yếu trong vụ xuân và vụ hè.
Thời vụ: Trồng từ 25 tháng 5 đến 5 tháng 6 hàng năm. Lượng giống cần cho một sào là 1,3 đến 1,7 kg (tuỳ độ to của hạt giống).
Kỹ thuật trồng trọt:
- Chọn đất cát pha, thịt nhẹ, chủ động tưới tiêu, vụ trước không trồng các cây họ cà (cà chua, khoai tây) và họ đậu (rau, đậu...). Tốt nhất là luân canh với cây trồng nước.
- Cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống ruộng 1,5m; cao 25 đến 30cm; rãnh rộng 35 đến 40 cm, theo hướng đông - tây. Nếu đất chua, thì bón 20 đến 25 kg vôi bột trước khi làm đất.
- Lượng phân bón và cách bón phân (tính cho một sào 360m2): Phân chuồng hoai mục 250 đến 300kg; phân đạm ure 2 đến 3kg; kali clorua 5 đến 6 kg, lân supe 15 đến 20 kg.
- Mật độ khoảng cách: Trồng 3 hàng dọc trên luống cách nhau 40 cm. Hốc cách hốc 15 đến 20 cm, tra mỗi hốc 2 đến3 hạt, sau để 2 cây/hốc, đảm bảo mật độ 25 đến 30 cây/m2.
- Cách bón phân: Bón lót, bón toà bộ phân chuồng, phân lân + 1/3 lượng kali. Bón cách hạt giống 10 đến 12 cm.
- Cách trồng: Tra 2 đến 3 hạt/hốc chéo nanh sấu giữa hai hàng đơn liền nhau trên luống, để tận dụng tốt ánh sáng mặt trời. Lấp hạt bằng đất nhỏ, dày 2 cm.
- Chăm sóc: Sau khi trồng tưới đủ ẩm cho đậu, đảm bảo độ ẩm 70 đến 80% độ ẩm đất cho đến khi thu hoạch quả để đậu sinh trưởng tốt, đạt năng suất chất lượng cao.
- Bón thúc đợt 1: Khi đậu ra 2 lá thật, cần xới xáo nông quanh gốc và vun nhẹ vào gốc. Tưới 2 đến 3 kg đạm, hòa loãng 3 đến 5 % với nước sạch để tưới vào gốc đậu.
- Bón thúc đợt 2: Khi đậu ra được 4 đến 5 lá thật, bón nốt lượng kali, bón cách gốc 10 cm. Đồng thời kết hợp với nhặt sạch cỏ dại, xới xáo quanh rãnh luống, vun cao vào gốc để chống đổ cho đậu.
- Có thể dùng một trong số các loại phân bón lá như Humate, Atonic, Orgamin... phun cho đậu xanh 7 đến 10ngày/ lần, làm tăng năng suất đậu lên 20 đến30%.
Phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại
Sau khi trồng 0-1 ngày, dùng một trong các loại thuốc trừ cỏ như Lasso, Dual, Ronstar...phun cho đậu. Chú ý mặt luống đậu phải đủ ẩm thì hiệu quả trừ cỏ mới cao.
- Sâu hại: Sâu xám cắn cây non từ khi mọc 2 đến 3 lá thật, dùng thuốc Vibasu 10H hoặc Vibam 5H với lượng 1kg/sào. Rắc đều vào rạch gieo hạt đậu trên mặt luống ngay sau khi trồng.
- Sâu đục quả: phun phòng 2 đến 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 đến 10 ngày từ khi quả đậu xanh mới hình thành bằng thuốc Regent 800WG hoặc Padan 95SP.
- Bọ xít, rệp, rầy chích hút hoa quả non: Dùng thuốc Conphai 10WP hoặc Actara 25 EC phun trừ.
- Bệnh gỉ sắt, đốm lá: Dùng Anvil 5-10EC hoặc Bavistin 50 SL phun trừ.
Thu hoạch
Khi quả đã đẫy hạt chuyển từ màu xanh nhạt sang màu xám đen 1/4 đến 1/3 quả ta phải thu về ngay, đem phơi nắng cho nỏ, cho quả vào bao tải dứa đập cho tróc hạt. Phơi lại cho khô giòn, nhặt sạch hạt sâu bện, hạt kẹ, hạt thối, đem hạt đã được chọn bảo quản hay tiêu thụ.
Có thể bạn quan tâm
Đậu xanh (Viganaradata L.) là cây họ đậu được trồng lâu đời ở nước ta, là cây thực phẩm chủ yếu dùng lấy hạt được sử dụng làm thức ăn cho người và gia súc. Trong hạt đậu xanh còn chứa rất nhiều chất khoáng, vitamin, protein...
Đậu xanh là cây ký chủ của nhiều loại sâu bệnh. Sự dinh dưỡng cố định của chúng làm cho cây suy yếu, không cho năng suất tối đa. Vì vậy, muốn có năng suất cao, vấn đề kiểm soát sâu bệnh là điều kiện tiên quyết.
Điều kiện khí hậu: Rất thích hợp với khí hậu nước ta. Đậu xanh trồng được quanh năm, hầu hết khắp nơi trên cả nước. Sau đây là các tỉnh trồng nhiều đậu xanh và còn nhiều khả năng đất đai để khuếch trương thêm: