Trồng cỏ cho trang trại bò sữa thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm
Người nông dân trồng rau hữu cơ ở huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình không lo đầu ra. Rau luôn bán được giá cao và giữ giá.
Thu hoạch cỏ tại xóm Đông Thành, xã Đông Hiếu. Ảnh: Hải Yến
Hoạt động hơn 10 năm nay tại xã Đông Hiếu, TX.Thái Hòa, trang trại bò sữa Vinamilk đã có sự liên kết chặt chẽ với nông dân trong sản xuất, chăn nuôi. Đáng chú ý là mô hình giao đất để nông dân trồng cỏ cung cấp nguồn thức ăn cho bò.
Bà Lê Thị Nhung ở xóm Đông Thành, xã Đông Hiếu trồng hơn 2 ha trồng cỏ sữa. Đây là một trong những hộ dân có diện tích trồng cỏ lớn tại xóm Đông Thành. Mỗi năm trồng 3 lứa cỏ, sau khi trừ chi phí thu nhập của gia đình bà Nhung đạt trên 100 triệu đồng.
"Kinh tế gia đình tôi từ khi trồng cỏ sữa cung ứng cho trang trại chăn nuôi bò sữa thì khởi sắc rõ rệt. Chúng tôi rất phấn khởi khi trang trại luôn có sự đồng hành, liên kết với bà con" - bà Nhung chia sẻ.
Ông Dương Văn Chương - một hộ dân trồng cỏ cho trang trại chăn nuôi cho hay, hiện tại gia đình đang trồng 2 ha cỏ cao sản để bán lại cho trang trại làm thức ăn cho bò; mỗi năm cho thu nhập trên 100 triệu đồng. Ngoài ra, ông đã mua 2 chiếc máy cày để cày đất thuê và vận chuyển cỏ cho bà con trong vùng nhập cho trang trại Vinamilk; tính trung bình mỗi tháng thu nhập 40 - 50 triệu đồng”
Xóm Đông Thành, xã Đông Hiếu có 60 hộ trồng cỏ cho trang trại, đời sống kinh tế của xóm khởi sắc rõ nét. Trang trại chăn nuôi bò sữa của Vinamilk đã giải quyết cho hàng chục lao động của xóm vào làm việc trong trang trại...
Nhập cỏ cho trang trại bò sữa Vinamilk Nghệ An. Ảnh: Minh Hợp
Theo ông Lê Xuân Hùng - Giám đốc trang trại bò sữa Vinamilk Nghệ An: “Chúng tôi rất coi trọng liên kết với nông dân, phương châm là làm thế nào để người dân trong vùng hoạt động phát triển bền vững với doanh nghiệp. Do vậy, ngoài cho các hộ dân nhận đất trồng cỏ, công ty còn hỗ trợ về giống bò sữa và khoa học kỹ thuật. Sau khi thu hoạch sữa bò, trang trại thu mua lại theo giá cả thị trường. Chúng tôi sẽ duy trì sự liên kết với nông dân để cả hai bên cũng phát triển bền vững”./.
Có thể bạn quan tâm
Trước khi xuống giống nhiều người đã khuyên ông không nên trồng cây có múi vì đây là vùng đất phèn, 6 tháng ngọt, 6 tháng mặn
Sâu cuốn lá nhỏ: trưởng thành lứa 7 tiếp tục vũ hóa và đẻ trứng. Rầy lứa 6 tiếp tục hại diện rộng trên các trà lúa..
Hiện gia đình ông Lợi tích lũy được 24 công vườn trồng cam sành, cam xoàn, nhãn, mận, xoài...theo tiêu chuẩn VietGap.