Trồng chanh trên đất ruộng thiếu nước
Với khoảng 3.000 m2 đất trồng lúa 2 vụ, nhưng lại phụ thuộc vào nước trời nên kinh tế gia đình anh Đặng Hoàng Triều, thôn 7, Gia An, Tánh Linh không thể khá nổi. Qua tìm hiểu trên các phương tiện thông tin, anh nhận thấy mô hình trồng chanh cho thu nhập cao, mức đầu tư lại ít, nên anh đã quyết định mua 250 gốc chanh về trồng. Hiện nay vườn chanh của anh có nguồn thu nhập khá ổn định.
Anh Đặng Hoàng Triều đang chăm sóc vườn chanh.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Triều cho biết, khi mới trồng, nhiều người cho là không bình thường, bởi ruộng mà lại trồng chanh. Tuy nhiên anh vẫn đào đất lên liếp để trồng. Giống chanh mà anh trồng là chanh giấy tứ quý, có ưu điểm dễ trồng và chăm sóc, quả to, thơm, ra trái quanh năm và nhanh thu hoạch. Từ khi trồng đến khi ra trái khoảng 6 tháng, đặc biệt khi giá chanh xuống thấp có thể đem muối để bán dần mà không bị hỏng. Trong quá trình trồng chanh chủ yếu là phòng bệnh rệp sáp, bệnh thán thư. Hiện vườn chanh của anh được khoảng 2 năm tuổi, cứ khoảng 2 ngày thu hoạch một đợt, mỗi đợt trên dưới 1 tạ trái, với giá bán tại vườn là 10.000 đồng/kg, còn vào mùa khô hay giáp tết có thể lên đến 30.000 đồng/kg. Với 250 gốc chanh anh có thu nhập từ 15 - 20 triệu đồng/tháng.
Hiện nay vườn chanh của gia đình anh Triều đã ra quả ổn định, do vậy chỉ cần điện thoại là tư thương tìm đến tận vườn để mua. Tuy nhiên mong muốn hiện tại của anh là được hỗ trợ vốn để tiếp tục mở rộng diện tích trồng chanh để có nguồn sản phẩm ổn định với số lượng lớn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường.
Có thể bạn quan tâm
Ngoài việc là một nguồn sử dụng kháng sinh đáng kể, bệnh tiêu chảy ở lợn con được ước tính gây thiệt hại hàng năm từ 1 - 2 tỷ euro trên toàn cầu
Ấn Độ sẽ cần phải đáp ứng nhu cầu lương thực cho khoảng 394 triệu người vào năm 2050, và đó sẽ là một thách thức lớn
Hiện nay, toàn huyện Thanh Chương có 30 mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ, với tổng diện tích khoảng 20 ha. Thanh Long là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế