Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá bống tượng

Triển Vọng Trở Lại Cho Nghề Nuôi Cá Bống Tượng

Triển Vọng Trở Lại Cho Nghề Nuôi Cá Bống Tượng
Ngày đăng: 17/02/2014

Bống tượng là loài cá bản địa ở Đồng bằng Sông Cửu Long, thế nhưng khoảng 5 năm trở lại đây hầu như vắng bóng trên thị trường, thỉnh thoảng mới thấy xuất hiện ở chợ dưới dạng đơn lẻ vài cá thể do ngư dân đánh bắt được trên sông rạch.

Trước đây nhiều người tổ chức nuôi cá bống tượng, phong trào khá rầm rộ ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng do cá bệnh chết hàng loạt nên các hộ chuyển sang nuôi thứ khác. Tuy nhiên, một số người vẫn kiên trì nuôi cá bống tượng và phong trào lại nhen nhóm. Điều đặc biệt là có hộ nuôi cá trong ao, có hộ nuôi bè.

Tại Bến Tre, anh Nguyễn Văn Bảo ở ấp An Phú, xã An Quy, huyện Tân Phú, năm 1998 thuê đất nuôi tôm sú, lỗ mấy vụ liền chuyển sang nuôi cá bống tượng, ngay vụ đầu đã thắng đậm. Tuy nhiên, cái khó nhất của người nuôi cá bống tượng là nguồn con giống lệ thuộc vào tự nhiên.

Từ năm 2000 - 2004, anh vẫn tiếp tục nuôi cá bống tượng, tìm hiểu, nghiên cứu và sau đó đã cho sinh sản nhân tạo thành công cá giống. Theo anh Bảo, sở dĩ người nuôi cá bống tượng trước đây thất bại là do con giống đánh bắt từ tự nhiên, phần nhiều bị sây sát sinh ghẻ, có con do "xuyệt điện" nên không thể sống. Còn bệnh của chúng thông thường là bị trùn mỏ neo bám vào mang, phải trị bệnh bằng sulfat đồng.

Thực tế nuôi cá bóng tượng không khó lắm. Khi con giống bằng đũa ăn, nước trong ao đạt 0,9 - 1m, độ pH 7-8 là được. Những tháng đầu có thể cho cá ăn thức ăn công nghiệp của tôm, từ tháng thứ 6 trở đi cho ăn cá tươi băm vừa miệng, để vào vó đặt xung quanh ao.

Từ đặc điểm này mà nhiều hộ ở xã An Qui còn nuôi xen với tôm càng xanh khá hiệu quả. Khi cá đạt trọng lượng 400 gram mực nước trong ao cũng tăng lên 1,4 - 1,5m, cá đạt 800 gram/con thì xuất bán.

Tại Đồng Tháp có anh Lương Ngọc Hải ở xã Phú Long, huyện Châu Thành, thu gom giống bống tượng nuôi bè. Cá nuôi bè đòi hỏi nguồn nước sạch, chảy nhẹ và thoáng. Chỉ cần đặt bè ở độ sâu 1,2 - 1,5m. Trước khi đặt phải rửa bè thật sạch, sát trùng bằng vôi bột hoặc chlorin.

Định kỳ 15 ngày treo lá xoan hoặc vôi bột (2kg/m3) ở đầu bè để diệt khuẩn. Cho cá ăn cua, ốc, cá, tép, trùn ... để nguyên con hoặc xắt nhỏ, liều lượng 3 - 5% trọng lượng cá. Thời vụ nuôi cá bống tượng cao điểm là mùa lũ, khi cá đang lớn mạnh, thức ăn từ tự nhiên mua rất rẻ lại phong phú chủng loại.

Đặc điểm cá nuôi bè là con giống đã lớn, khoảng 7 - 10 con/kg, giá thành khoảng 50.000đ/kg. Bè nhỏ nuôi 50 kg con giống, vốn mua cá giống 2 triệu đồng, thức ăn khoảng 3 triệu đồng, chi phí khác 500 ngàn đồng, thu hoạch khoảng 70kg, sau 7 tháng nuôi lãi khoảng 7 triệu đồng.

Với hộ nghèo thu nhập mùa lũ mỗi tháng với cái bè bé xíu được 1 triệu đồng lãi là "lý tưởng", "đại gia" nuôi bè lớn lãi hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên do khâu con giống gặp khó khăn và chưa kinh nghiệm cũng như thị trường chưa có hàng ổn định nên chưa ai dám đầu tư nuôi lớn như nuôi cá tra, basa.

Anh Nguyễn Văn Kiên ở xã Long Hưng, huyện Mỹ Tú - Sóc Trăng, có cái bè chỉ 24m2, năm 2004 nuôi thử cá bống tượng, sau 6 tháng nuôi thu hoạch lãi hơn 10 triệu đồng.

Năm 2005 anh đóng thêm bè nữa nuôi bống tượng, đầutư 17 triệu đồng, sau 8 tháng nuôi lãi 50 triệu đồng. cá thương phẩm anh bán cho lái Cà Mau mua xuất đi Trung Quốc. Mười năm trước, Mỹ Tú có phong trào nuôi cá bống tượng khá sôi động, nhưng cũng gặp khó khăn về con giống nên hiện chỉ còn số ít hộ nuôi.

Khi phong trào manh nha trở lại thì nguồn con giống lại càng khan hiếm, giá tăng vọt do mua lại từ người săn bắt tự nhiên. Hiện con giống loại 7-8 con/kg giá 55.000đ, tăng hơn năm ngoái 15.000đ/kg. Tại Cà Mau cũng có một số hộ nuôi.

Từ thành công của anh Bảo ở Bến Tre, người nuôi cá mong ước các viện, trường cùng các trung tâm giống thủy sản ở các tỉnh có chương trình sinh sản nhân tạo cá bống tượng. Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO, việc xuấtkhẩu thủy sản càng có điều kiện mở rộng thêm thị trường .

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, nếu không đa dạng hóa mặt hàng thủy sản xuất khẩu mà chỉ tập trung vào tôm sú và cá tra, basa thì nguy cơ phía trước luôn rình rập. Vừa qua có 3 loài cá bản địa được đưa vào sinh sản nhân tạo thành công và triển khai nuôi thương phẩm mở ra triển vọng mới là cá ngát, cá thát lát, cá lăng thế nhưng cá bống tượng lại bị lãnh quên trong khi đây là loài cá giá trị cao.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Nuôi Cá Bống Tượng Trong Đất Kỹ Thuật Nuôi Cá Bống Tượng Trong Đất

Cá trước khi thả vào ao được tắm bằng nước muối 2-3g/ lít 10-15 phút hoặc formol 25ml/m khối nước, thuốc tím 20g/m khối nước 15-30 phút, nếu còn ký sinh trùng gỡ bằng tay.

27/11/2013
Kỹ Thuật Nuôi Cá Bóng Tượng Trên Ruộng Lúa Kỹ Thuật Nuôi Cá Bóng Tượng Trên Ruộng Lúa

Ruộng lúa nuôi cá trắng (mè trắng, chép trôi, mè vình, rô phi, hường ...) các loại cá này chủ yếu ăn rong cỏ, mùn bả hữu cơ, sinh vật phù du. Chưa có loại cá ăn tép, cá tạp, động vật nhỏ có ở trong nước, khi đó loại cá tép con ngày có ở trong ruộng lúa rất nhiều.

27/11/2013
Kỹ Thuật Nuôi Cá Bóng Tượng Trong Lồng Bè Kỹ Thuật Nuôi Cá Bóng Tượng Trong Lồng Bè

Nước sông rạch, hồ chứa sạch, có dòng chảy đều, nước tốt suốt thời gian nuôi, lưu tốc nước 0,2-1m/giấy. Nơi có đủ nguyên liệu làm thức ăn cho cá.

27/11/2013
Kỹ Thuật Nuôi Thâm Canh Cá Bóng Tượng Kỹ Thuật Nuôi Thâm Canh Cá Bóng Tượng

Ao nuôi Diện tích 1.000m2.Ao được thiết kế hình vuông, chữ nhật, sâu từ 1.2-1.5m có cống cấp và thoát nước chủ động, bờ ao cao 60cm, chắc chắn, không rò rỉ. Ao được cải tạo: đáy ao được đào nghiêng về phía cống thoát (Nếu sử dụng ao cũ, nên nạo vét chỉ dữ lại lớp bùn từ 20-30cm) rải vôi cải tạo 10-15kg/100m2 phơi đáy ao vài ngày trước khi thả cá.

27/11/2013
Kỹ Thuật Sản Xuất Các Loại Giống Cá Bống Tượng Kỹ Thuật Sản Xuất Các Loại Giống Cá Bống Tượng

Hiện nay, nơi sản xuấtchỉ đếm được trên đầu ngón tay, nên sản phẩm tạo ra không có sự cạnh tranh. Song song với sự độc nhất vô nhị của sản phẩm Bống Tượng. Kế đến là kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Bống Tượng nếu ứng dụng quy trình đơn thuần, thì tỷ lệ sống rất thấp < 5%.

27/11/2013