Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Triển vọng nuôi cá thát lát cườm lồng bè

Triển vọng nuôi cá thát lát cườm lồng bè
Tác giả: Ngọc Diệp
Ngày đăng: 13/10/2017

Để nâng cao hiệu quả từ nghề nuôi cá lồng bè trên sông, hồ, thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bình Thuận đã triển khai mô hình “nuôi cá thát lát lồng bè bằng thức ăn công nghiệp trên hồ Biển Lạc” tại xã Gia An, huyện Tánh Linh.

Nuôi cá thát lát lồng bè bằng thức ăn công nghiệp trên hồ Biển Lạc

Gia An là một trong những xã có diện tích mặt nước lớn phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, nhất là nghề nuôi cá lồng bè của Bình Thuận. Tuy nhiên, những năm gần đây hiện trạng dịch bệnh trên cá bống tượng nuôi lồng bè đã trở thành một nỗi lo cho những người nuôi cá trên hồ Biển Lạc. Việc Trung tâm Khuyến  nông - Khuyến ngư tỉnh triển khai thử nghiệm mô hình nuôi mới mở ra nhiều triển vọng. Khi tham gia mô hình, các hộ được hỗ trợ 100% về giống và 30% thức ăn cho cá. Theo đó, xã Gia An có 3 hộ được chọn thực hiện mô hình gồm hộ ông Hoàng Văn Cần ở thôn 1, ông Đinh Ngọc Bền ở thôn 2 và ông Nguyễn Văn Tuấn ở thôn 6, mỗi hộ 1.000 con. Giống tại thời điểm thả đạt cỡ 8 - 10 cm/con.

Trước khi nuôi, các hộ được tập huấn kỹ thuật nuôi cá thát lát cườm thương phẩm lồng bè. Trong quá trình nuôi, mỗi tháng 2 lần, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm theo dõi, kiểm tra đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển của cá nhằm tạo điều kiện để mô hình đạt hiệu quả nhất.

Sau 6 tháng nuôi, nhận thấy cá phát triển tốt, trọng lượng bình quân mỗi con khoảng 0,4 kg. Theo đánh giá của các hộ trực tiếp nuôi, cá thát lát cườm dễ nuôi, đầu ra thuận lợi, bà con rất phấn khởi.

 Được biết, trước đây người dân xã Gia An cũng đã nuôi cá thát lát cườm trong ao hồ. Tuy nhiên, theo đánh giá của bà con, nuôi lồng bè phù hợp với cá thát lát cườm hơn, cá phát triển nhanh hơn. Tuy là mô hình lần đầu tiên được áp dụng tại Tánh Linh nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả. Với kết quả này, người nuôi cá thát lát cần liên kết, sản xuất theo chuỗi, tạo dựng thương hiệu cho con cá thát lát của địa phương, nhằm tăng giá trị sản phẩm trên thị thường. Đây cũng là định hướng phù hợp với chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp của 2 huyện Tánh Linh, Đức Linh tỉnh Bình Thuận.


Có thể bạn quan tâm

Sản xuất cá tra giống và làm mấy công lúa, thu 2 tỷ đồng/năm Sản xuất cá tra giống và làm mấy công lúa, thu 2 tỷ đồng/năm

Hiện tại, ông Chúng đang sở hữu hơn 2ha đất ao hầm chuyên sản xuất cá tra giống. Trừ các khoản chi phí đầu tư mỗi năm ông Chúng thu về hơn 2 tỷ đồng/năm.

13/10/2017
Nuôi biển tại Bình Thuận: Phát huy thế mạnh Nuôi biển tại Bình Thuận: Phát huy thế mạnh

Nếu như tôm giống là thế mạnh của nuôi trồng thủy sản tỉnh Bình Thuận thì việc nuôi cá lồng bè cũng đang có chiều hướng phát triển và mang lại nhiều lợi ích

13/10/2017
Làm giàu từ đa canh trên rốn lũ Làm giàu từ đa canh trên rốn lũ

Về xã vùng sâu Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An tìm hiểu mô hình đa canh khá thích ứng với biến đổi khí hậu đang diễn ra ngay trên rốn lũ Đồng Tháp

13/10/2017