Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Khai Nuôi Cá Lăng Chấm Thương Phẩm Trong Ao

Triển Khai Nuôi Cá Lăng Chấm Thương Phẩm Trong Ao
Ngày đăng: 11/12/2013

Những năm gần đây, phong trào nuôi trồng thủy sản của người dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên nói chung, thành phố Điện Biên Phủ nói riêng phát triển mạnh. Tuy nhiên, đối tượng nuôi chủ yếu là cá rô phi đơn tính và một số loài cá truyền thống mà chưa phát triển được một số đối tượng thủy đặc sản.

Đặc biệt, cá lăng chấm là đặc sản có giá trị kinh tế cao, song điều kiện môi trường bị suy thoái do nạn phá rừng, ô nhiễm nguồn nước, khai thác bằng phương tiện hủy diệt như dùng xung điện, thuốc nổ... nên đứng trước nguy cơ cạn kiệt.

Trong khi đó, trên địa bàn tỉnh chưa có tổ chức, đơn vị nào áp dụng tiến bộ KHKT mới vào nuôi thử nghiệm cá lăng chấm trong ao. Vì vậy, năm 2013, với hỗ trợ của nguồn vốn sự nghiệp khoa học, Trung tâm Thủy sản tỉnh đã triển khai thực hiện dự án “ứng dụng công nghệ nuôi cá lăng chấm thương phẩm trong ao”. Dự án có tổng nguồn vốn trên 600 triệu đồng được thực hiện trong 2 năm (2013 – 2014); được hỗ trợ 100% con giống, công lao động và chỉ đạo kỹ thuật; 50% thức ăn, thuốc phòng bệnh, vật tư thực hiện dự án.

Cán bộ Trung tâm Thủy sản, Sở Khoa học và Công nghệ kiểm tra tốc độc phát triển của cá lăng chấm.

Ông Nguyễn Văn Khoa, Giám đốc Trung tâm Thủy sản tỉnh cho biết: Sau khi chuẩn bị các điều kiện về ao nuôi, nguồn nước; tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá lăng chấm, tháng 6 vừa qua, đơn vị tiến hành thả cá giống do Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I cung cấp.

Cá giống lúc thả có kích cỡ 12 – 15cm/con, trọng lượng trung bình 25 – 30g/con; mật độ thả 1 con/m2. Trong điều kiện nuôi nhốt, cung cấp đầy đủ thức ăn với hàm lượng đạm cao, năm đầu cá có thể đạt 0,3 – 0,4kg/con. Sau 2 năm nuôi cá có thể đạt trọng lượng 1 – 1,2kg/con.

Với diện tích ao nuôi của mô hình là 3.000m2, hiện nay cá lăng chấm nuôi trong ao tại Trung tâm phát triển tốt, không dịch bệnh, tỷ lệ sống đạt trên 85%. Dự án thực hiện thành công, đơn vị sẽ tổ chức tập huấn chuyển giao công nghệ, cung cấp tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi thương phẩm giúp người dân áp dụng hiệu quả, tạo sản phẩm hàng hoá cung cấp cho thị trường.

Ông Bạc Cầm Khuyên, Trưởng phòng Quản lý khoa học (Sở Khoa học và Công nghệ cho biết): Việc triển khai dự án ban đầu rất khả quan. Cá lăng chấm thích hợp với điều kiện khí hậu, điều kiện nuôi trồng tại Trung tâm. Việc áp dụng công nghệ nuôi thương phẩm cá lăng chấm sẽ góp phần đưa thêm một đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao vào tập đoàn cá nuôi nước ngọt trên địa bàn tỉnh vốn còn nghèo nàn về thành phần loài. Đặc biệt, lăng chấm là cá da trơn có chất lượng cao nên có thể xem xét việc xuất khẩu loài cá này khi sản xuất với số lượng lớn. Được biết, hiện nay nhu cầu cá lăng chấm tiêu thụ trong nước rất lớn.

Cá lăng chấm thương phẩm có trọng lượng 1- 1,5kg/con có thể được bán với giá 200.000 – 300.000 đồng/kg. áp dụng công nghệ nuôi cá lăng chấm thành công sẽ mở ra hướng làm giàu mới cho các hộ nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh, tạo việc làm cho người dân.

Đồng thời, mở hướng nghiên cứu nuôi các loài cá có giá trị kinh tế cao; góp phần giảm áp lực khai thác loài cá lăng trong tự nhiên vốn đang trong tình trạng bị cạn kiệt (có tên trong sách Đỏ Việt Nam). Việc nuôi và tiến tới nhân giống thành công loài cá quý này chính là biện pháp bảo tồn hiệu quả nhất trước nguy cơ tiệt chủng.

Những năm gần đây, phong trào nuôi trồng thủy sản của người dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên nói chung, thành phố Điện Biên Phủ nói riêng phát triển mạnh. Tuy nhiên, đối tượng nuôi chủ yếu là cá rô phi đơn tính và một số loài cá truyền thống mà chưa phát triển được một số đối tượng thủy đặc sản. Đặc biệt, cá lăng chấm là đặc sản có giá trị kinh tế cao, song điều kiện môi trường bị suy thoái do nạn phá rừng, ô nhiễm nguồn nước, khai thác bằng phương tiện hủy diệt như dùng xung điện, thuốc nổ... nên đứng trước nguy cơ cạn kiệt.

Trong khi đó, trên địa bàn tỉnh chưa có tổ chức, đơn vị nào áp dụng tiến bộ KHKT mới vào nuôi thử nghiệm cá lăng chấm trong ao. Vì vậy, năm 2013, với hỗ trợ của nguồn vốn sự nghiệp khoa học, Trung tâm Thủy sản tỉnh đã triển khai thực hiện dự án “ứng dụng công nghệ nuôi cá lăng chấm thương phẩm trong ao”. Dự án có tổng nguồn vốn trên 600 triệu đồng được thực hiện trong 2 năm (2013 – 2014); được hỗ trợ 100% con giống, công lao động và chỉ đạo kỹ thuật; 50% thức ăn, thuốc phòng bệnh, vật tư thực hiện dự án.

Cán bộ Trung tâm Thủy sản, Sở Khoa học và Công nghệ kiểm tra tốc độc phát triển của cá lăng chấm.

Ông Nguyễn Văn Khoa, Giám đốc Trung tâm Thủy sản tỉnh cho biết: Sau khi chuẩn bị các điều kiện về ao nuôi, nguồn nước; tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá lăng chấm, tháng 6 vừa qua, đơn vị tiến hành thả cá giống do Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I cung cấp. Cá giống lúc thả có kích cỡ 12 – 15cm/con, trọng lượng trung bình 25 – 30g/con; mật độ thả 1 con/m2. Trong điều kiện nuôi nhốt, cung cấp đầy đủ thức ăn với hàm lượng đạm cao, năm đầu cá có thể đạt 0,3 – 0,4kg/con. Sau 2 năm nuôi cá có thể đạt trọng lượng 1 – 1,2kg/con.

Với diện tích ao nuôi của mô hình là 3.000m2, hiện nay cá lăng chấm nuôi trong ao tại Trung tâm phát triển tốt, không dịch bệnh, tỷ lệ sống đạt trên 85%. Dự án thực hiện thành công, đơn vị sẽ tổ chức tập huấn chuyển giao công nghệ, cung cấp tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi thương phẩm giúp người dân áp dụng hiệu quả, tạo sản phẩm hàng hoá cung cấp cho thị trường.

Ông Bạc Cầm Khuyên, Trưởng phòng Quản lý khoa học (Sở Khoa học và Công nghệ cho biết): Việc triển khai dự án ban đầu rất khả quan. Cá lăng chấm thích hợp với điều kiện khí hậu, điều kiện nuôi trồng tại Trung tâm. Việc áp dụng công nghệ nuôi thương phẩm cá lăng chấm sẽ góp phần đưa thêm một đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao vào tập đoàn cá nuôi nước ngọt trên địa bàn tỉnh vốn còn nghèo nàn về thành phần loài. Đặc biệt, lăng chấm là cá da trơn có chất lượng cao nên có thể xem xét việc xuất khẩu loài cá này khi sản xuất với số lượng lớn. Được biết, hiện nay nhu cầu cá lăng chấm tiêu thụ trong nước rất lớn. Cá lăng chấm thương phẩm có trọng lượng 1- 1,5kg/con có thể được bán với giá 200.000 – 300.000 đồng/kg. áp dụng công nghệ nuôi cá lăng chấm thành công sẽ mở ra hướng làm giàu mới cho các hộ nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh, tạo việc làm cho người dân. Đồng thời, mở hướng nghiên cứu nuôi các loài cá có giá trị kinh tế cao; góp phần giảm áp lực khai thác loài cá lăng trong tự nhiên vốn đang trong tình trạng bị cạn kiệt (có tên trong sách Đỏ Việt Nam). Việc nuôi và tiến tới nhân giống thành công loài cá quý này chính là biện pháp bảo tồn hiệu quả nhất trước nguy cơ tiệt chủng.


Có thể bạn quan tâm

Tiết Kiệm Nước Tưới Càphê Bằng Máy Bơm Động Lực Tiết Kiệm Nước Tưới Càphê Bằng Máy Bơm Động Lực

Việc các chủ vườn ở Gia Lai sử dụng máy bơm động lực tưới trực tiếp vào từng gốc cây càphê đã tiết kiệm được lượng nước cần thiết.

02/03/2012
Nông Nghiệp Hữu Cơ Có Thể Giúp Thế Giới Chống Đói Nghèo Nông Nghiệp Hữu Cơ Có Thể Giúp Thế Giới Chống Đói Nghèo

Nông nghiệp hữu cơ (NNHC), theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, là hệ thống canh tác và chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng hóa chất làm phân bón và thuốc trừ sâu, giúp giảm thiểu ô nhiễm, bảo đảm sức khỏe cho người và vật nuôi

02/08/2011
Nhóm Hộ Nuôi Gia Cầm An Toàn Sinh Học Nhóm Hộ Nuôi Gia Cầm An Toàn Sinh Học

Dự án khắc phục cúm gia cầm (CGC) của tỉnh Long An đã triển khai xây dựng mô hình “Nhóm nông hộ chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học (ATSH)”.

05/03/2012
Gặp Chuyên Gia Cá Tầm Xứ Bạch Dương Gặp Chuyên Gia Cá Tầm Xứ Bạch Dương

Chuyên gia Petrushina Tatiana đã 3 năm cắm chốt ở VN để trợ giúp việc nuôi cá tầm. Chị là người được tặng danh hiệu “Người nuôi cá nhân dân” do đích thân tổng thống Nga trực tiếp ký.

07/03/2012
Mô Hình Trình Diễn 8 Giống Lúa Mới Mô Hình Trình Diễn 8 Giống Lúa Mới

4 mô hình trình diễn giống lúa lai là GS9 có diện tích 15 ha tại thành phố Bắc Ninh, XL có diện tích 5 ha tại thị xã Từ Sơn, Bio 404 có diện tích 2 ha tại các huyện Thuận Thành, Tiên Du và giống VT 505 có diện tích 0,4 ha tại huyện Quế Võ

15/08/2011