Trị viêm nhiễm đường tiêu hoá ở trâu, bò
1. Tiêu chảy kèm đau bụng:
Bài 1: Vỏ quả măng cụt khô: 60g; hạt mùi: 5g; hạt thì là: 5g; nước: 1.200ml.
Cho tất cả các vị vào xoong nhôm hay siêu bằng đất nung, siêu sắc thuốc bằng điện, đun sôi cho cạn còn chừng 600ml.
Cho trâu, bò uống, ngày 2 lần, mỗi lần 200-300ml (tuỳ con vật lớn hay nhỏ).
Bài 2: Vỏ quả măng cụt: 10 vỏ.
Cho nước ngập vỏ măng cụt, đun sôi 15 phút, ngày uống 5-10 chén to (mỗi chén 50 ml).
Bài 3: Ngũ bội tử: Liều 0,5-1g.
Cho nước ngập và đun sôi, cô đặc, cho uống 1 lần, ngày uống 2-3 lần.
Hoặc 0,5-1g ngũ bội tử tán nhỏ thành Bột, boà nước và cho uống.
Hoặc ngũ bội tử tán thành bột, thêm hồ vào để viên thành viên bằng hạt đậu xanh cho uống.
Ngày uống 15-30 viên.
2. Tiêu chảy kèm nôn:
Hồ tiêu: 100g; bán hạ: 100g.
Hai thứ trên tán nhỏ, dùng nước gừng viên bằng hạt đậu.
Ngày uống 15 -30 viên.
Dùng nước gừng chiêu thuốc.
Chữa lị có sốt, đau bụng, nôn mửa, ăn không tiêu
Ô dược: 4g; hương phụ: 4g; nước: 1.000ml.
Sắc và cô đặc còn 300-500 ml.
Cho uống trong ngày/1-2 lần.
Ngày 2 lần.
3. Tiêu chảy mất nước, đau bụng:
Bài 1: Gừng sấy khô, tán nhỏ: 50g: nước cơm trộn vừa đủ làm thành bột nhão.
Ngày cho trâu, bò uống 10-20g, chiêu bằng nước cơm hay cháo.
Bài 2: lá ổi non, búp ổi 15-20g, phối hợp với lá chè: 10g; củ gừng tươi 5g và nước 1.200ml.
Rửa sạch đun sôi, cô đặc còn 500-600ml cho uống 1-2 lần.
Ngày uống 2 lần.
Trị tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phân thối khắm:
Hoàng đằng: 500g; bột cỏ sữa lá nhỏ: 500g: nước sạch 1.000ml.
Đun sôi cô đặc còn 300ml, chắt lấy nước cho thêm đường glucoza và cho trâu bò uống với liều 1ml/kg trọng lượng.
Ngày uống 2-3 lần.
Uống liên tục 7-10 ngày.
Có thể bạn quan tâm
Trước khi bò đẻ có một thời gian nghỉ không vắt sữa, gọi là thời kỳ cạn sữa. Mục đích là để cho tuyến vú được nghỉ ngơi, hồi phục và khôi phục những mất cân bằng nhất định của hệ thống thần kinh thể dịch trong thời gian tiết sữa. Cạn sữa tạo điều kiện cho cơ thể tích lũy các chất dinh dưỡng, chuẩn bị cho chu kỳ tiết sữa sau và đặc biệt là để hình thành sữa đầu được tốt. Mặt khác, cạn sữa còn nhằm mục đích tập trung dinh dưỡng cho sự phát triển của bào thai mà ở giai đoạn này tốc độ phát triển rất nhanh.
Trong chăn nuôi bò sữa, nguồn thu nhập chính là tiền bán sữa và tiền bán bê con. Người nuôi bò sữa muốn có lợi nhuận cao phải tăng tối đa nguồn thu, tức là tăng khả năng cung cấp sữa và bê con của bò cái. Bò chậm sinh – vô sinh sẽ không cung cấp sữa hoặc cung cấp sữa rất ít gây thiệt hại lớn đến thu nhập của người chăn nuôi. Do vậy bà con chăn nuôi cần có biện pháp khắc phục hiện tượng chậm sinh – vô sinh ở bò sữa.
Ăn sữa non có tính quyết định đối với bê mới sinh, khi mà hệ thống miễn dịch của nó chưa phát triển hoàn thiện lúc mới đẻ.