Trên 1.800 ha nhãn bị đốn do bệnh chổi rồng
Theo thống kê của Sở NN và PTNT, năm 2012, diện tích trồng nhãn trên địa bàn tỉnh trên 9.400 ha, trong đó gần 8.830 ha bị nhiễm bệnh chổi rồng (nhẹ: 103 ha, trung bình: 2.259 ha, nặng: 6.467 ha).
Những tháng đầu năm 2015, cây nhãn có dấu hiệu hồi phục, những vườn nhãn được đầu tư chăm sóc, thực hiện đúng quy trình của Cục Bảo vệ thực vật thì tỷ lệ bệnh thấp hơn 15%. Đặc biệt, có nhiều vườn nhãn có tỷ lệ thấp hơn từ 4 - 10% như tổ hợp tác trồng nhãn ở xã Tân Hạnh (Long Hồ) thực hiện sản xuất theo quy trình VietGap hay một số vườn nhãn của các hộ nông dân ở xã Phước Hậu (Long Hồ), Tân Bình (Bình Tân), Lục Sỹ, Phú Thành (Trà Ôn)…
Trên diện tích nhãn chổi rồng bị đốn bỏ, nông dân đã trồng lại các loại cây trồng khác như chôm chôm, nhãn Edor, cam, bưởi, mít, xoài…
Theo Sở NN và PTNT, công tác phòng chống bệnh chổi rồng trong năm nay chủ yếu tập trung vào công tác tuyên truyền, tập huấn chuyển giao kỹ thuật, xây dựng mô hình kiểu mẫu…
Thời gian tới, sẽ tiếp tục hướng dẫn nông dân phòng trị bệnh chổi rồng trên những vườn cây nhãn có khả năng sinh trưởng phát triển tốt. Bởi, cây nhãn đang có dấu hiệu phục hồi, có thị trường xuất khẩu, công tác phòng chống dịch bệnh này có nhiều tín hiệu khả quan và nhiều nhà vườn vẫn còn tâm huyết với cây nhãn.
Có thể bạn quan tâm

Bỏ Sài Gòn, ông Nguyễn Ngọc Trung về Đăk Nông tậu 62ha đất giá rẻ để trồng sầu riêng sạch, thu 20 tỷ đồng mỗi năm.

Chế 15 máy nông cơ, mạnh dạn trồng mâm xôi châu Âu, học người Nhật cách làm hồng sấy... mang tiền tỷ về cho nông dân Lâm Đồng.

Anh Ngô Xuân Điền ở phường Trà An, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ là một trong những thanh niên đi tiên phong trong phong trào trồng đông trùng hạ thảo

Anh La Hữu Lộc, SN 1982 ở phường Thới An Đông, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ đã từ bỏ việc làm ở Singapore về quê để nuôi lươn sinh sản và lươn thương phẩm mỗi năm

Ngoài tiền tỷ từ vườn chanh dây năng suất 200 tấn, anh Đăng Khoa (Đồng Nai) còn tận thu thêm hàng trăm triệu đồng nhờ trồng xen gừng, kim ngân.