Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

TP.Hồ Chí Minh và Hải Dương hợp tác tiêu thụ vải thiều

TP.Hồ Chí Minh và Hải Dương hợp tác tiêu thụ vải thiều
Ngày đăng: 18/05/2015

Ông Nguyễn Anh Cương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương-cho biết, với sản lượng 200.000 tấn vải thiều của cả miền Bắc hiện nay, mỗi người tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh chỉ cần mua 2 kg vải thì người nông dân không cần phải lo khâu “đầu ra” cho sản phẩm. Tuy nhiên để vải thiều đến tay người tiêu dùng, nhất là ở thị trường miền Nam thì không đơn giản, nên chính quyền, các sở ngành của tỉnh Hải Dương mới tổ chức “tính trước” phương án để tiêu thụ mặt hàng nông sản này.

Ông Vũ Doãn Quang- Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hải Dương- cho biết, Hải Dương hiện có 105.697 ha đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây ăn quả là 21.000 ha, sản lượng quả đạt 200.000 tấn. Riêng đất trồng vải chiếm 11.000 ha ( huyện Thanh Hà chiếm 4.000 ha, huyện Chí Linh chiếm 4.500 ha), sản lượng đạt 50.000 tấn (chiếm 10% giá trị của ngành trồng trọt), giá trị đạt khoảng 430 tỷ đồng/năm.,

Vào thời điểm này, mùa vải sớm (vải tu hú, vải sô) ở Hải Dương đang được thu hoạch với khoảng 10.000 tấn và 40.000 tấn vải thiều sẽ chín vào khoảng thời gian từ ngày 5-6 đến 5-7 tới. Hiện tại đã có 25 mô hình sản xuất vải thiều theo chương trình VietGAP với 229 ha, sản lượng được cấp chứng chỉ này là 1.500 tấn. Trong năm 2015, diện tích trồng vải được cấp mã số vùng trồng đủ tiêu chuẩn đi Mỹ gần 19 ha của 97 hộ dân, chủ yếu tập trung ở huyện Thanh Hà.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Nguyễn Anh Cương khẳng định, vải thiều Thanh Hà đã trở thành niềm tự hào của người xứ Đông vì chất lượng thơm ngon, nhưng bất lợi là khi chín rộ việc thu hoạch và tiêu thụ cùng lúc với số lượng lớn gặp rất nhiều khó khăn nên phải cần đến sự hợp lực tối đa của các địa phương, ngành hàng và doanh nghiệp, nhất là khâu tìm “đầu ra” cho trái vải.

Ông Nguyễn Phương Đông - Phó giám đốc Sở Công Thương TP.Hồ Chí Minh - cho biết, mấy năm qua TP. Hồ Chí Minh là kênh tiêu thụ vải thiều lớn cho miền Bắc, trong đó có Hải Dương. Với kinh nghiệm kết nối thương mại với các địa phương lâu nay, các chợ đầu mối, nhà phân phối và doanh nghiệp ở TP.Hồ Chí Minh sẽ ưu tiên thu mua vải thiều bằng tất cả năng lực của mình.

Mùa vải thiều năm 2014, chợ đầu mối Hóc Môn tổ chức tiêu thụ 5.800 tấn và thực hiện trong 60 ngày. Từ 6 điểm bán vải thiều của năm ngoái, năm nay tăng lên 11 điểm và tăng thời gian bán tăng từ 6 giờ chiều đến 6 giờ sáng hôm sau. Để trái vải vụ này về chợ nhiều và tiêu thụ tốt hơn, ông Lê Hoàng Phong - đại diện chợ Hóc Môn- đề xuất, phía doanh nghiệp, nhà vườn ở Hải Dương cần có sự hợp tác, ký hợp đồng với thương nhân chợ đầu mối sớm nhằm tránh tình trạng dồn ứ hàng ở chợ. Mặt khác, bao bì đựng vải thiều phải đồng nhất, tránh xẩy ra tình trạng vải thiều Thanh Hà nhưng lại đựng vào bao gói khác như năm qua làm cho người kinh doanh lẫn người tiêu dùng thiếu đi sự tin tưởng về nguồn gốc của sản phẩm.

Đại diện chợ đầu mối nông sản Thủ Đức nói, năm 2014 lượng vải tiêu thụ trong nước có 90.000 tấn nhưng chợ Thủ Đức đã bao tiêu tới 37.000 tấn. Người miền Nam khá coi trọng chất lượng hàng hóa, vì thế hàng hóa phải có nguồn gốc, vải thiều Thanh Hà của Hải Dương hay vải thiều Lục Ngạn của Bắc Giang phải được ghi rõ và đóng bao gói kỹ thì giá trị hàng hóa mới được nâng lên.

Ông Nguyễn Vũ Toàn- phụ trách ngành hàng thu mua hoa quả của Saigon Coop chia sẻ, trái vải là thực phẩm sạch (không dùng hóa chất bảo quản) nhưng sau khi hái thời gian tươi ngon ngắn hơn so với nhiều loại hoa qủa khác do đó việc vận chuyển cần tính như thế nào cho hợp lý để tránh tình trạng dội chợ. Đại diện Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn yêu cầu, các doanh nghiệp từ Hải Dương cần ký kết hợp đồng, tuân thủ hàng chất lượng, giá cả ổn định và giao hàng đúng hẹn để còn phân phối đến các điểm bán lẻ thuộc hệ thống của công ty.

Chương trình tiêu thụ vải thiều của Hải Dương sẽ còn được tiếp tục bàn thảo tại một hội nghị lớn tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh vào ngày 2-6 tới, nhưng Phó chủ tịch tỉnh Hải Dương Nguyễn Anh Cương cho biết sẽ chỉ đạo quyết liệt các sở ngành, doanh nghiệp địa phương tập trung kết nối tối đa với các đầu mối ở TP.Hồ Chí Minh ngay hôm nay, những ai có nhu cầu gì liên quan đến tiêu thụ vải thiều thì cứ gọi điện cho ông.


Có thể bạn quan tâm

Hai mặt của ngành chăn nuôi Hai mặt của ngành chăn nuôi

Trong khi ngành chăn nuôi và thủy sản chịu tác động mạnh bởi diễn biến thị trường thì các doanh nghiệp FDI sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN) gần như không hề hấn gì, thậm chí, mỗi ngày một mở rộng.

21/05/2015
Thu mua cá sấu non coi chừng sập bẫy chiêu trò của thương lái Trung Quốc Thu mua cá sấu non coi chừng sập bẫy chiêu trò của thương lái Trung Quốc

Hơn 2 tháng qua, ở Bạc Liêu xuất hiện nhiều thương lái lùng sục từng nhà dân tìm mua cá sấu loại từ 2 - 5kg khiến loại cá này hút hàng và tăng giá bất thường. Theo cảnh báo của các cơ quan chức năng, đây có thể là chiêu trò phá hoại kinh tế của thương lái Trung Quốc. Người gây nuôi cá sấu nếu không tỉnh táo sẽ sập bẫy khiến cho thị trường cá sấu bị lũng đoạn, kéo theo sụt giảm số lượng và chất lượng cá sấu giống trong tương lai.

21/05/2015
Hạn chế ảnh hưởng của những cơn mưa trái mùa Hạn chế ảnh hưởng của những cơn mưa trái mùa

Sau những ngày nắng nóng, trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã xuất hiện những cơn mưa trái mùa, ảnh hưởng rất lớn đến việc tôm nuôi. Ngành chuyên môn khuyến cáo nông dân cần chủ động các biện pháp nhằm ổn định môi trường nước phục vụ sản xuất.

21/05/2015
123 hộ gia đình, cá nhân xin nuôi trồng thủy sản ở Long Sơn 123 hộ gia đình, cá nhân xin nuôi trồng thủy sản ở Long Sơn

Theo tin từ UBND TP. Vũng Tàu, hiện nay trên địa bàn thành phố có 123 hộ gia đình, cá nhân làm đơn xin nuôi trồng thủy sản tại xã Long Sơn. Tuy nhiên do Quy hoạch chi tiết 1/2000 khu nuôi trồng thủy sản lồng bè trên sông Chà Và chưa được UBND tỉnh phê duyệt, nên UBND TP. Vũng Tàu chưa có cơ sở để tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo trong quy trình cho thuê đất để nuôi trồng thủy sản lồng bè trên sông Chà Và.

21/05/2015
Hiệu quả từ mô hình tôm - rừng Hiệu quả từ mô hình tôm - rừng

Với gần 4.000ha rừng phòng hộ nằm trải dài ven bờ biển của tỉnh Bạc Liêu, rất thích hợp cho việc nuôi trồng các loài thủy sản dưới tán rừng. Nhiều hộ dân nhận khoán đất rừng áp dụng mô hình nuôi tôm kết hợp trồng rừng đã có cuộc sống sung túc.

21/05/2015