Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Tôm thẻ chân trắng trong hệ thống nuôi không thay nước, siêu thâm canh và Biofloc (Phần 2)

Tôm thẻ chân trắng trong hệ thống nuôi không thay nước, siêu thâm canh và Biofloc (Phần 2)
Tác giả: Thạc sĩ Lê Hải Quỳnh & Kỹ sư Châu Ngọc Sơn (biên dịch)
Ngày đăng: 26/05/2018

Một nghiên cứu khác cho thấy, hệ thống ao nuôi thủy sản tuần hoàn không thay nước hạn chế được mầm bệnh và các yếu tố bất lợi từ môi trường

Phòng nghiên cứu ở Texas lại tập trung nghiên cứu sử dụng khẩu phần ăn của tập đoàn Zeigler Bros., Mỹ - ứng dụng đặc biệt vào hệ thống nuôi biofloc siêu thâm canh không thay nước. Hệ thống nuôi với mật độ cao (>300 con/m33) cho sinh khối cao (>3 - 6 kg/m3). Năm 2009, sản lượng đạt 9,29 kg/m3 và tỉ lệ sống 88% khi không thay nước và mật độ là 500 con/m3, cùng với việc sử dụng máy tạo bọt và bình lắng để điều chỉnh hàm lượng vật chất hữu cơ trong hệ thống nuôi.

II/ Mục tiêu của nghiên cứu:

1. Nghiên cứu ảnh hưởng của 2 loại thức ăn lên tôm và nước trong mô hình nuôi không thay nước

2. Kiểm soát tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ sống, FCR trong mô hình nuôi không thay nước

3. Sản xuất tôm đạt kích cỡ thương phẩm ở mật độ cao trong mô hình nuôi không thay nước

4. Đánh giá công dụng của máy kiểm soát hàm lượng DO trong hệ thống nuôi siêu thâm canh

Nghiên cứu được thực hiện trong 6 bể 40 m3, kích thước 25.4 m x 2.7 m, lót bạc EPDM và không gây độc cho tôm. Bể được lắp một vách ngăn giữa, bên dưới thiết kế ống phun khí dài, đường kính 5.1 cm. Mỗi bể RW có 6 thanh dài đặt cách đều theo chiều ngang bể. Trên mỗi thanh được gắn thêm 3 ống bơm airlift, đường kính 5.1 cm. Ngoài ra, mỗi bể RW còn được trang bị thêm 6 ống khuếch tán khí dài, đường kính 0.91 cm, máy bơm ly tâm HP và một injector có gắn Venturi để hòa trộn oxy. Bể RW được cấp thêm 18 m3 nước của quá trình ương trước đó (49 ngày) và thêm 22 m3 nước bao gồm nước biển tự nhiên và nước sinh hoạt. Mỗi bể RW còn được gắn thêm 1 máy tạo bọt nhỏ và 1 bình lắng. Tôm dùng trong nghiên cứu là tôm mang 2 dòng gene kháng bệnh Taura và tăng trưởng nhanh. Tôm được vận chuyển 2 lần vào ban đêm, cách nhau 8 ngày.

Lần vận chuyển tôm đầu tiên vào ngày 12/04/12 với mật độ thấp (1.000 con/m3) vào bể ương RW 40 m3. Lần vận chuyển tôm thứ 2 vào ngày 20/04/12 vào 2 bể 30 m3 với mật độ cao hơn (3.000 com/ m3). Mỗi bể RW dùng cho nuôi tôm thương phẩm được thả tôm con từ 2 nghiên cứu ương bên trên.

Ngày 01/06/12, thả tôm từ đợt ương đầu tiên vào 6 bể tôm nuôi thương phẩm. Số lượng tôm tổng cộng là 12.000 con/ bể (3.74gr/con). Tiếp tục, ngày 06/06/12 thả 8.000 con (0.9 gr/con) từ lô tôm ương lần 2. Số lượng tôm được thả trong mỗi bể RW khoảng 2.000, mật độ 500 con/m3. Tôm từ 2 bể ương có trọng lượng trung bình từ 3.74 – 2.66 gr/con.

Nghiên cứu so sánh ảnh hưởng của 2 nghiệm thức thức ăn với 3 lần lặp lại

Mô hình nuôi bán thâm canh sử dụng thức ăn SI – 35 - chứa 35% đạm thô, 7% lipid và 4% xơ. Mô hình nuôi thâm canh mật độ cao sử dụng thức ăn HI – 35 - chứa 35% đạm thô, 7 % lipid và 2% xơ. Cả 2 loại thức ăn này đều được sản xuất từ tập đoàn Zeigler Bros., Mỹ. 

Các bể RW 1,3 và 5 nuôi theo hình thức thâm canh mật độ cao, sử dụng thức ăn HI. Các bể RW 2,4 và 6 nuôi theo hình thức bán thâm canh, sử dụng thức ăn SI. Tôm được cho ăn bằng tay trong 3 ngày đầu tiên. Từ ngày 4 – 11 kết hợp cho ăn bằng tay và máy. Từ ngày 12 - 47, cho ăn bằng máy liên tục 12 giờ. Bắt đầu ngày 48, cho ăn bằng máy liên tục 24 giờ. Tỉ lệ cho ăn hàng ngày được tính dựa trên tăng trưởng giả định 1.5 gr/ tuần và FCR là 1.4, tỉ lệ chết 0.5 %/ tuần. Tỉ lệ này được điều chỉnh dựa trên việc quan sát khả năng tiêu thụ thức ăn và kết quả của việc thu mẫu tôm 2 lần/ tuần, tốc độ tăng trưởng TB là 2.56 gr/tuần.

Sử dụng máy tạo bọt và bình lắng từ ngày 7 – 44 sau khi thử nghiệm bắt đầu. Máy tạo bọt và bể lắng hoạt động không liên tục, kiểm soát hàm lượng vật chất lơ lửng tổng cộng trong khoảng 200 – 400 mg/l và hàm lượng chất rắn lắng tụ từ 10 – 12 ml/l. Bể lắng có tốc độ dòng chảy là 8.5 -12 l/ phút. Hệ thống RW không thay nước trong suốt nghiên cứu và nước ngọt vẫn được thêm vào để bù đắp cho lượng nước đã mất do hoạt động của máy tạo bọt và bình lắng.

Nhiệt độ nước, độ mặn, oxy hoà tan và pH được đo hai lần/ ngày bằng máy đa đầu dò YSI 650. Kiềm được đo 2 lần/ tuần. Chất rắn lơ lửng tổng cộng được đo 3 lần/ tuần. Độ đục, VSS, Cbod, TAN, NO2, NO3 và PO4 – P được đo hàng tuần. Mỗi hệ thống RW được trang bị máy đo đa chỉ tiêu YSI để theo dõi và cảnh báo bằng đầu dò DO quang học.

Hàm lượng ammonia nitrogen tổng cộng được duy trì <0.5 mg/l, hàm lượng NO2 – N được duy trì <1.22 mg/l (bảng 2). Chất rắn lơ lửng tổng cộng, độ đục và VSS trong nghiệm thức SI – 35 được duy trì ở mức ý nghĩa cao hơn HI – 35 (bảng 5, 7 và 9). Kết quả này liên quan đến các thành phần không tiêu hóa trong SI – 35 (xơ khoảng 2.69 % và 1.61 %), tro (11.11% và 9.55%) cao hơn nghiệm thức HI – 35.

Sodium bicarbonate được thêm vào hệ thống RW (khoảng 20% lượng thức ăn) để đạt giá trị 160 mg/l CaCO3. Tuy nhiên, nghiệm thức HI – 35 không làm giảm độ kiềm như SI – 35, dẫn đến sự khác biệt về độ kiềm giữa các nghiệm thức (bảng 8). Bảng 8 cho thấy rằng ở tuần 5, độ kiềm giữa các nghiệm thức là như nhau. Lượng bicarbonate bổ sung trong nghiệm thức SI – 35 khoảng 53.6 kg và 41.6 kg ở nghiệm thức HI – 35. Oxygen sử dụng trong nghiệm thức HI – 35 thì thấp hơn 21% so với nghiệm thức SI – 35 và lượng nước được dùng để sản sinh ra 1 kg tôm của HI- 35 thì thấp hơn SI – 35 (125 lít với 138 lít, bảng 3)

Bảng 1: Gía trị trung bình của thông số chất lượng nước hàng ngày trong suốt giai đoạn nghiên cứu ao nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng trong bể 40 m3

HI -351 SI -352
Giá trị TB (+SD) Min - Max Giá trị TB (+SD) Min - Max
Nhiệt độ (ºC) a.m 29.6 27.46 - 30.71 29.5 28.06 - 30.47
p.m 30.46 28.23 - 31.59 30.3 28.81 - 31.54
DO (mg/l) a.m 5.9 4.56 - 6.96 5.9 4.61 - 7.58
p.m 5.5 4.65 - 6.61 5.5 4.49 - 6.96
a.m 7.1 6.59 - 7.50 7.1 6.66 - 7.49
p.m 7.1 6.24 - 7.57 7.1 6.25 - 7.51
Độ mặn (ppt) 28.3 24.44 - 36.51 28.3 24.56 - 36.69
  • 1RWs: nghiệm thức sử dụng thức ăn HI – 35 của Zeigler Bros
  • 2RWs: nghiệm thức sử dụng thức ăn SI – 35 của Zeigler Bros

Bảng 2: Gía trị trung bình của thông số chất lượng nước hàng tuần trong suốt giai đoạn nghiên cứu ao nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng trong bể 40 m3

HI -351 SI -352
Giá trị TB (+SD) Min - Max Giá trị TB (+SD) Min - Max
TAN (mg/l) 0.22 0.08 - 0.49 0.26 0.10 - 0.51
NO2 - N (mg/l) 0.40 0.08 - 2.24 0.47 0.10 - 1.22
NO3 - N (mg/l) 140 19.53 - 358. 72 136 45.54 - 285.71
cBOD5 (mg/l) 37 10.40 - 69.50 37 14.50 - 62.80
Kiềm (mg/l) 208a 123 - 274 171b 102 - 230
TSS (mg/l) 233a 115 - 551.70 278b 155 - 460
VSS (mg/l) 161a 92 - 345 205b 116.70 - 287.50
PO4 - P (mg/l) 9 0.52 - 16.37 10 0.28 - 21.06
SS (mg/l) 8 2 - 21 11 2.5 - 27
Độ đục (NTU) 90a 45.7- - 132 125b 67.90 - 246
  • 1RWs: nghiệm thức sử dụng thức ăn HI – 35 của Zeigler Bros.
  • 2RWs: nghiệm thức sử dụng thức ăn SI – 35 của Zeigler Bros.

Các kí tự khác nhau trong cùng 1 hàng thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê

Kết quả phân tích chỉ số nuôi tôm dựa trên số liệu thu hoạch được (bảng 3) cho thấy TLTB (22.33 và 19.79 g), năng suất (9.75 và 8.71 kg/ m3), tốc độ tăng trưởng hàng tuần (2.03 và 1.76 g/ tuần); FCR (1.25 và 1.43) của tôm cho ăn thức ăn HI- 35 có giá trị cao hơn. Tỷ lệ sống có sự khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (87.27% ở nghiệm thức HI – 35 và 88.18 % ở nghiệm thức SI – 35). Tuy nhiên, tỉ lệ sống của tôm trong bể RW thấp hơn so với các nghiên cứu trước đó.

Bảng 3: Tóm tắt các chỉ số tôm nuôi trong giai đoạn nghiên cứu 67 ngày khi nuôi trong hệ thống RW không thay nước

Loại thức ăn Sản lượn (kg/m3) Tỉ lệ sống (%) TLTB (g) Tốc độ tăng trưởng (g/tuần) FCR Lượng nước sử dụng (l/kg tôm)
HI -351 9.74 87.3% 22.12 2.03 1.25 124.7
SI -352 8.71 88.3% 19.74 1.76 1.43 138.3
Giá trị chênh lệch 1.03 2.38 0.27 0.18 13.6

Nghiên cứu này cho thấy rằng, khi nuôi không thay nước, tôm vẫn có thể đạt kích thước thương phẩm dù sự khác biệt về giá giữa 2 nghiệm thức HI và SI là có ý nghĩa (1.75USD/ kg và 0.99USD/kg). Như vậy, khi nuôi bằng thức ăn HI – 35 cho giá trị kinh tế cao hơn.

Nguồn: Tzachi M. Samocha, Ph.D.,  Texas A&M AgriLife Reasearch Mariculture - Production of Pacific White Shrimp in Super – Intensive, Biofloc – dominated, zero – exchange raceway systems – Aqua Practical, Highlight issue, special for 2017.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi vịt biển trong vuông tôm Nuôi vịt biển trong vuông tôm

Đây là giống vịt nuôi thích nghi trên vùng bị nhiễm mặn, vùng luân canh tôm – lúa... rất thích hợp với kinh tế hộ, để tăng thu nhập.

26/05/2018
Trident Seafoods - một thay đổi cho ngành khai thác Trident Seafoods - một thay đổi cho ngành khai thác

Trident Seafoods hiện là một trong những công ty thủy sản được tích hợp theo chiều dọc lớn nhất Bắc Mỹ; chuyên cung cấp các sản phẩm hải sản hoang dã Alaska

26/05/2018
Tôm thẻ chân trắng trong hệ thống nuôi không thay nước, siêu thâm canh và Biofloc (Phần 1) Tôm thẻ chân trắng trong hệ thống nuôi không thay nước, siêu thâm canh và Biofloc (Phần 1)

Ứng dụng các hệ thống nuôi mới như không thay nước, nhà kính, biofloc siêu thâm canh sẽ giúp hạn chế được các vấn đề trên.

26/05/2018