Tôm Nuôi Công Nghiệp Phát Triển Mạnh

Giá tôm nguyên liệu tăng mạnh gần đây, nhất từ khi Mỹ công nhận Việt Nam không bán chống phá giá tôm vào thị trường này. Làm cho người dân đầu tư đẩy mạnh phong trào nuôi tôm công nghiệp và quảng canh cải tiến.
Riêng trong tuần qua, toàn tỉnh Cà Mau phát triển mới trên 55 ha nuôi tôm công nghiệp, nâng tổng diện tích nuôi tôm công nghiệp lên 5.512 ha. Diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến 36.191 ha, tăng gần 150 ha so với tuần trước.
Tuy nhiên, tiến độ xây dựng các cụm nuôi tôm công nghiệp còn chậm, nhiều dự án đã được phê duyệt nhưng thiếu vốn đang nằm chờ.
Đến nay, chỉ có TP Cà Mau và huyện Đầm Dơi quy hoạch 3 cụm nuôi tập trung với diện tích gần 2.000 ha. Còn lại các huyện: Trần Văn Thời, Cái Nước, Phú Tân, và Năm Căn đang lập dự án quy hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Phải bán dưới giá thành chăn nuôi, chịu lỗ thê thảm suốt thời gian dài, nay dịch heo tai xanh lại xảy ra và có dấu hiệu lan rộng, nhiều người chăn nuôi bán tháo đàn heo để chạy dịch. Người cầm cự cũng đang rất hoang mang, lo lắng.

Cách đây khoảng 20 năm, vùng đất Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau còn hoang hóa, người dân trồng lúa một năm 2 vụ vẫn không đủ ăn. Khi ấy gia đình Út Thanh (Trần Văn Thanh, 48 tuổi) được xem là hộ nghèo nhất xóm.

Chủ vườn cam cho thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm ở xã Trường An - TP Vĩnh Long.

Cá chim trắng lần đầu tiên được đưa về nuôi tại tỉnh Bình Định năm 2003, do Trung tâm Khuyến ngư tỉnh triển khai tại huyện miền núi Vĩnh Thạnh. Kết quả năng suất nuôi đạt 8,2 tấn/ha

Tại hội thảo về công nghệ và thiết bị sấy lúa do Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) tổ chức tại Tiền Giang ngày 29-6, ông Nguyễn Ngọc Nam, phó tổng giám đốc Vinafood 2, cho biết các thống kê cho thấy tỉ lệ hao hụt sau thu hoạch lúa ở ĐBSCL hằng năm lên tới gần 14%.