Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Tôm, cá sẽ sinh trưởng và phát triển ra sao nếu thiếu khoáng chất?

Tôm, cá sẽ sinh trưởng và phát triển ra sao nếu thiếu khoáng chất?
Tác giả: Tôm Việt
Ngày đăng: 22/12/2021

Chính vì thế việc cung cấp đầy đủ khoáng chất cho tôm trong suốt quá trình nuôi là vô cùng cần thiết, để tránh hiện tượng tôm bị cong thân, đục cơ, mềm vỏ… Do đó, nhất thiết phải có sự can thiệp khoáng chất từ bên ngoài.

Con đường hấp thu khoáng chất của tôm, cá

Môi trường nước mà tôm, cá sống có áp suất thẩm thấu cao (ưu trương) nên nhờ quá trình trao đổi muối với môi trường ngoài mà chúng hấp thụ một số nguyên tố có sẵn trong môi trường nước. Áp suất thẩm thấu sẽ giúp tôm, cá thích nghi tốt với sự thay đổi của môi trường, nhưng khả năng này giảm dần khi tôm đến tuổi trưởng thành. Điều này có nghĩa là tôm, cá càng lớn, nhu cầu khoáng chất của chúng càng cao và nếu chúng sống ở nước càng ngọt thì càng cần phải bổ sung thêm khoáng chất từ bên ngoài.

Khoáng chất còn được tôm cá hấp thu qua mang, da và cả vây. Tuy nhiên sự hấp thụ này còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố bao gồm các chỉ tiêu chất lượng nước, thời tiết và cả sức khỏe của chúng. Chỉ có hấp thu trực tiếp khi trộn chung với thức ăn là hiệu quả nhất khi tôm cá dễ dàng hấp thụ trực tiếp với một lượng lớn khoáng chất cần thiết.

Sự quan trọng của khoáng đa lượng

Tùy theo nhu cầu của tôm, cá mà khoáng được chia làm 2 loại: khoáng đa lượng gồm các nguyên tố như Canxi (Ca), Chloride (Cl), Magie (Mg), Phospho (P), Kali (K) và Lưu huỳnh (S), khoáng vi lượng bao gồm Kẽm (Zn), Sắt (Fe), Mangan (Mn)… Trong đó 7 loại khoáng được xem là thiết yếu đối với tôm gồm: Ca, Cu, Mg, P, K, Se, Zn.

Khoáng chất tham gia vào nhiều quá trình sinh lý, là chất xúc tác cho các phản ứng lý hóa trong cơ thể. Ca, P, Mg là những thành phần quan trọng trong cấu tạo cơ thể tôm cá. Trong đó, Ca và P được xem như là thành phần chính tạo nên lớp vỏ của tôm. Ca cần thiết cho sự đông máu, các chức năng của cơ, sự truyền dẫn thần kinh, điều hòa áp suất thẩm thấu và là đồng nhân tố tác động trong hệ enzyme. Nếu tôm thiếu Ca dẫn đến giảm sinh trưởng, ăn ít, vỏ tôm mỏng. Đồng thời, P là thành phần trong các phosphate hữu cơ như là các nucleotide phospholipid, coenzyme, ADN và ARN. Tôm cá sẽ giảm hiệu quả sử dụng thức ăn khi thiếu P. Bên cạnh đó, Mg rất quan trọng trong sự cân bằng bên trong và ngoài tế bào của tôm. Mg tham gia vào quá trình hô hấp tế bào và những phản ứng truyền dẫn phosphate. Mg là nhân tố kích hoạt cho tất cả các phản ứng trong quá trình trao đổi chất lipid, carbohydrate và protein. Thiếu Mg tôm dễ bị cong thân, đục cơ, mềm vỏ, tình trạng này kéo dài ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và làm chết tôm.

Đối với tôm cần có quá trình lột xác để lớn lên và phát triển. Lột xác được xem là giai đoạn quan trọng nhất của tôm, giai đoạn này tôm cũng cần khoáng chất nhiều nhất cho quá trình hình thành lớp vỏ mới và hồi phục lại sức khỏe. Khi tỷ lệ Ca:Mg không cân bằng (1:3,1) có thể ảnh hưởng đến sự điều hòa thẩm thấu và là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng co cơ ở tôm, gây dị hình dị dạng. Nhiều nghiên cứu chứng minh khả năng hấp thu Mg sẽ giảm khi Ca và P được hấp thu quá nhiều.

Ngoài ra, K+ đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất ở tôm. TTCT có biểu hiện biếng ăn, hoạt động kém, tăng trưởng chậm, thậm chí chết khi thiếu K+. Môi trường ngoài có thể đáp ứng đủ Na+ và Cl- của tôm. Trong khi đó, K+ thường thiếu hụt và cần cân đối khi nuôi tôm ở độ mặn thấp.

Vai trò của khoáng vi lượng

Bên cạnh các nguyên tố khoáng đa lượng thì các nguyên tố vi lượng hoặc khoáng chất vi lượng, như crôm, sắt, mangan và kẽm tham gia vào các quá trình sinh hóa của cơ thể như: Quá trình trao đổi chất ở tế bào, hình thành cấu trúc xương, duy trì hệ thống colloidal (sản phẩm dạng gelatin của tuyến giáp), duy trì trạng thái cân bằng acid-base, tăng cường khả năng miễn dịch, loại bỏ stress, khả năng đề kháng bệnh và các chức năng sinh lý khác. Chúng là những thành phần quan trọng của kích thích tố (hormone) và các enzym, giữ vai trò như là chất hoạt hóa của một loạt các enzym.

Nước có độ mặn cao hoặc thấp nếu có nồng độ khoáng tối ưu và tỷ lệ ion thích hợp thì không cần bổ sung. Tuy nhiên, do tác động từ các yếu tố bên ngoài như trong suốt quá trình nuôi, các khoáng chất chủ yếu bị mất đi do sự hấp thụ đất, thu hoạch tôm, thoát nước khi thu hoạch làm rò rỉ, làm mất đi một lượng khoáng cần thiết cho tôm. Do đó, cần phải thường xuyên kiểm tra và theo dõi hàm lượng khoáng trong nước ao nuôi.

Nên lựa chọn các loại khoáng có thể dễ dàng hòa tan trong môi trường nước sẽ cho hiệu quả cao. Trong giai đoạn lột xác cần bổ sung khoáng tạt vào ban đêm từ 10 – 12h, giai đoạn này ôxy tăng cao và sau khi lột xác tôm sẽ bắt đầu hấp thu khoáng từ môi trường nước để tạo vỏ. Đồng thời, kích thích tôm lột vỏ nhanh, đồng đều, tăng sức đề kháng cho tôm, giúp tôm khỏe mạnh, vỏ chắc đẹp.


Có thể bạn quan tâm

Căng thẳng trong giai đoạn ấu trùng có thể làm cho cá nuôi trở nên đàn hồi hơn sau này Căng thẳng trong giai đoạn ấu trùng có thể làm cho cá nuôi trở nên đàn hồi hơn sau này

Căng thẳng trong giai đoạn ấu trùng có thể làm cho cá nuôi trở nên đàn hồi hơn sau này trong cuộc sống

21/12/2021
Hướng dẫn cách thuần tôm giống Hướng dẫn cách thuần tôm giống

Cần đo độ pH, nhiệt độ, độ kiềm trong túi tôm giống và đo độ pH, nhiệt độ, độ kiềm trong ao nuôi để xem mức độ chênh lệch không quá lớn thì thuần tôm bình thườn

22/12/2021
Ứng dụng rong sụn trong nuôi tôm Ứng dụng rong sụn trong nuôi tôm

Theo kết quả từ nhiều nghiên cứu, hoạt tính kháng khuẩn của rong sụn (Kappaphycus alvareziiwas) được báo cáo có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh

22/12/2021