Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Tối ưu hóa quá trình ương cá bột

Tối ưu hóa quá trình ương cá bột
Tác giả: Kim Tiến TCTS
Ngày đăng: 25/03/2020

Để ương cá bột có tỉ lệ sống cao cần chuẩn bị tốt điều kiện ao nuôi, chủ động gây nuôi nguồn thức ăn, quản lý chăm sóc hiệu quả.

3 yếu tố giúp tối ưu hóa quá trình ương cá giống.

Ương cá bột là giai đoạn khá quan trọng trong quá trình nuôi. Do đó, việc thực hiện tốt quá công đoạn này sẽ giúp tăng tỷ lệ sống và nâng cao chất lượng con giống.

Chuẩn bị tốt điều kiện nuôi

Ao ương cá bột có diện tích tốt nhất khoảng 500 - 2.000 m2. Nguồn nước đảm bảo chủ động cấp và thoát dễ dàng. Xung quanh bờ ao không nên có nhiều bụi rậm và cây cao, ao thoáng khí nhiều ánh sáng tạo điều kiện cho sinh vật phù du sinh trưởng và phát triển bởi đây là nguồn thức ăn tự nhiên chủ yếu cho cá bột.

Thực hiện các biện pháp cải tạo ao. Trước khi thả cá bột khoảng 3 - 5 ngày, cấp nước vào ao. Lưu ý, nước lấy vào ao phải là nguồn nước sạch và được lọc thật kỹ qua lớp lưới nhỏ (mắt lưới khoảng 1 mm) để tránh cặn bẩn và sinh vật phù du vào trong ao dễ phát sinh mầm bệnh. Cá bột thích sống ở những vùng nước nông, vì vậy thời gian đầu cấp nước từ từ và nâng cao dần mực nước. Sau một thời gian, cho thêm nước vào ao để làm cho môi trường sống của cá rộng hơn. Mực nước lấy vào ao thích hợp khoảng 0,6 - 0,8 m, nếu thời tiết quá lạnh có thể nâng lên 1 m, độ trong nước khi thả cá đạt 20 - 30 cm là thích hợp. Khi pH nước khoảng 6,5 - 7,5 thì có thể thả cá nuôi.

Về kích cỡ, người nuôi không ương cá quá non bởi cá bột có noãn hoàng chưa tiêu hết, cá nặng bụng, khả năng bơi lội kém khi thả dễ chìm đáy gây tỷ lệ hao hụt lớn. Không dùng cá bột quá già, cá nở ra bị lưu giữ quá lâu trong bể ấp, cá bị đói. Không ương cá dị hình, còi cọc và cá bột phải khỏe, nhanh nhẹn, đúng ngày tuổi.

Cá bột cần được thả vào ao ương trong vòng 24 giờ sau khi lấy nước vào, để cho những địch hại của cá bột (giáp xác chân chèo, nòng nọc, bọ gạo, bắp cày…) chưa kịp phát triển. Sau đó, thức ăn dư thừa của cá bột (bột đậu, cám…) sẽ cung cấp thêm dinh dưỡng giúp tảo phát triển gây màu cho ao. Thả cá lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Trước khi thả, nên ngâm túi cá trong nước khoảng 10 - 15 phút để tránh cá bị sốc nhiệt, sau đó từ từ thả cá ra ngoài ao.

Chủ động gây nuôi thức ăn

Thức ăn tự nhiên bao gồm: Tảo và các loài động vật có kích thước rất nhỏ (còn gọi là động vật phiêu sinh hay động vật phù du) sống trong môi trường nước. Một trong những loài động vật phù du là nguồn thức ăn tự nhiên quan trọng và thích hợp cho cá bột là Trứng nước (hay Moina). Trứng nước là thức ăn quan trọng cho cá bột vì trong cơ thể của chúng có chứa một số loại acid amin và các loại Enzyme như: Proteinases, Amylases… Các loại enzyme này có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho hoạt động tiêu hóa của cá. Người nuôi có thể thả giống trứng nước với tỷ lệ 0,5 - 1 kg/100 m2 đáy ao.

Ngoài thức ăn tự nhiên sẵn có trong ao, cần bổ sung thêm các loại thức ăn khác ở giai đoạn đầu như: Bột đậu nành, lòng đỏ trứng gà, vịt. Thức ăn nên trộn thêm Vitamin C, liều lượng theo hướng dẫn nhà sản xuất. Sau khoảng 15 - 20 ngày, có thể cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp loại mảnh có hàm lượng đạm trên 30%. 

Bên cạnh đó, tùy vào đối tượng khác nhau, người nuôi cần có những điều chỉnh phù hợp. Chẳng hạn đối với ao ương cá trắm cỏ, từ ngày thứ 10 trở đi, phải thả thêm bèo trứng cá, bèo tấm cho cá ăn, vì lúc này cá trắm cỏ đã ăn được thức ăn xanh. Khi thấy cá đã ăn hết bèo thì tăng dần số lượng lên. Hay bắt đầu ngày 14 - 15, cá trôi Mrigan đã ăn mùn bã hữu cơ; cá mè trắng đã ăn thực vật phù du…

Quản lý chăm sóc hiệu quả

Trong quá trình ương, người nuôi không nên thả ghép các loài cá với nhau bởi sẽ dẫn đến hiện tượng tranh giành thức ăn. Mặt khác, nuôi ghép giai đoạn cá nhỏ sẽ gặp khó khăn khi thu và phân loại cá giống.

Hàng ngày, trước khi cho ăn phải vệ sinh sàng ăn và kiểm tra lượng thức ăn còn lại để tăng giảm hợp lý tránh tình trạng dư thừa làm thối nước hoặc thiếu thức ăn cá cạnh tranh lẫn nhau. Đảm bảo đủ số lượng và chất lượng thức ăn giúp cá mau lớn và đạt tỷ lệ sống cao. Kiểm tra chất lượng nước, tình trạng sức khỏe của cá, đặc biệt là vấn đề dịch bệnh.

Bên cạnh đó, thường xuyên diệt địch hại: Chủ yếu là bọ gạo, nòng nọc, chúng giết hại rất nhiều cá bột vì vậy cần phải phát hiện kịp thời và tiêu diệt ngay. Định kỳ luyện cá 1 lần/tuần, giúp cá quen dần với điều kiện chật hẹp, thiếu ôxy, nước đục... để cá thích nghi dần và làm giảm tỷ lệ hao hụt khi vận chuyển cá giống.

Theo các chuyên gia, cá bột sau khi tiêu hết noãn hoàng, thức ăn duy nhất được cá ưa thích là động vật phiêu sinh. Sự thiếu hụt thức ăn tự nhiên là nguyên nhân chính làm cho cá có tỷ lệ sống thấp ở cả môi trường tự nhiên và nhân tạo.


Có thể bạn quan tâm

Nông dân Vĩnh Châu thu hoạch 335ha tôm thẻ chân trắng Nông dân Vĩnh Châu thu hoạch 335ha tôm thẻ chân trắng

Tính đến đầu tháng 6/2016, nông dân thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đã thả nuôi tôm các loại được 3.210 ha, bằng 13,38% kế hoạch năm, trong đó nuôi tôm thẻ là 2.298 ha, tôm sú là 913 ha.

07/06/2016
Bà Rịa Vũng Tàu chủ động phòng chống bệnh cho tôm nuôi mùa nắng nóng Bà Rịa Vũng Tàu chủ động phòng chống bệnh cho tôm nuôi mùa nắng nóng

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xuất hiện những cơn mưa đầu mùa bất thường làm môi trường ao nuôi tôm thay đổi đột ngột. Sau mưa là nắng nóng gay gắt khiến tôm giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh như Hội chứng hoại tử gan tụy cấp (AHPNS), bệnh Đốm trắng (WSSV), bệnh đầu vàng, gây nhiều thiệt hại cho người nuôi.

07/06/2016
Cá giống tăng giá Cá giống tăng giá

Do hiện nay mùa mưa đã bắt đầu, người dân chuẩn bị thả vụ cá ruộng thay lúa vụ 3, nên các loại cá giống cũng bắt đầu tăng giá. Hiện nay theo ghi nhận ở một số điểm bán cá giống trên địa bàn huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), giá các loại cá giống đều tăng từ 10 - 20% so với cùng kỳ năm trước.

07/06/2016
Cảnh giác với thông tin thương lái Trung Quốc mua cá tra quá lứa Cảnh giác với thông tin thương lái Trung Quốc mua cá tra quá lứa

Người nông dân Đồng Tháp rất thận trọng trước thông tin một số thương lái Trung Quốc tìm mua cá tra nguyên liệu cỡ lớn, quá lứa.

07/06/2016
Để có vụ tôm mới thành công Để có vụ tôm mới thành công

Vụ tôm nuôi được gọi là thành công khi đạt năng suất, sản lượng, chi phí thấp mà bán được giá cao, người nuôi có được lợi nhuận khá, tích lũy để có thể tái sản xuất.

07/06/2016