Tổ Tư vấn xây dựng NTM - Bà đỡ mát tay
Là nông dân chính hiệu, quanh năm cần cù, chịu khó tăng gia sản xuất và làm một số nghề phụ, anh Nguyễn Trọng Sơn ở thôn Quang Sơn (Thạch Đỉnh, Thạch Hà) đã tích lũy được một ít vốn.
Anh Sơn dự định đầu tư 1 chiếc máy làm đất, vừa phục vụ sản xuất cho gia đình, vừa kinh doanh phục vụ bà con trong xã. Tuy nhiên, theo anh Sơn, tiền đầu tư máy khá lớn (gần 100 triệu đồng) trong khi vốn tự có mới được hơn 30%.
Anh cũng đang lúng túng chưa biết làm thế nào thì được Tổ Tư vấn chính sách xây dựng NTM của xã giới thiệu về các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất của T.Ư, tỉnh; tận tình hướng dẫn cách làm thủ tục để tiếp cận được các nguồn hỗ trợ.
Theo đó, anh Sơn đã được hỗ trợ 40% kinh phí mua máy theo Nghị quyết 90 của HĐND tỉnh.
Ngoài ra, anh còn được tổ tư vấn hướng dẫn làm thủ tục để được hỗ trợ 50% lãi suất theo Quyết định 68 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
Mô hình chăn nuôi lợn nái liên kết với doanh nghiệp, quy mô 650 con của ông Nguyễn Trung Đức, ở thôn 1, xã Ân Phú (Vũ Quang) được hỗ trợ từ các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất của tỉnh.
Những vướng mắc tương tự cũng được Tổ Tư vấn chính sách xây dựng NTM xã Đức Lĩnh (Vũ Quang) “hóa giải” cho ông Nguyễn Đình Trí (xóm Tân Hưng).
Ông Trí có nhu cầu vay 70 triệu đồng để mua giống, phân bón phát triển 3 ha vườn đồi trồng cam. Suốt ngày bám trang trại nên ông không có thời gian tìm hiểu và tiếp cận các chính sách ưu đãi.
Tuy nhiên, được sự tư vấn của Tổ Tư vấn chính sách xây dựng NTM xã, những khó khăn này từng bước được giải quyết.
Ông Trí được cán bộ tổ tư vấn hướng dẫn làm hồ sơ để được hưởng hỗ trợ 50% lãi suất theo Quyết định 23 của UBND tỉnh.
Chị Nguyễn Thị Thắng - cán bộ Tổ Tư vấn chính sách xây dựng NTM xã Đức Lĩnh cho biết, từ đầu năm đến nay, đã có 45 hộ vay vốn phát triển sản xuất thông qua sự hướng dẫn của tổ tư vấn.
Cán bộ tổ tư vấn còn hướng dẫn bà con kiến thức sản xuất, bảo toàn và phát triển đồng vốn.
Theo ông Trần Huy Oánh - Phó Chánh Văn phòng điều phối NTM tỉnh, nhằm khuyến khích, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM, những năm qua, T.Ư và tỉnh đã ban hành khá đồng bộ hệ thống chính sách. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, số hộ được hưởng chính sách chưa nhiều và nhiều hộ có nhu cầu vay vốn nhưng chưa vay được.
Một trong những nguyên nhân cơ bản là do người dân chưa hiểu rõ được chính sách, điều kiện, hồ sơ, thủ tục.
Vì vậy, để giúp người dân tiếp cận các chính sách cũng như vay vốn từ các tổ chức tín dụng được thuận lợi, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh đã chủ trì, chỉ đạo, hướng dẫn thành lập tổ tư vấn chính sách, vay vốn tại các xã. Tổ tư vấn chính sách, vay vốn do xã trực tiếp thực hiện, có sự tham gia của cán bộ Văn phòng Điều phối NTM tỉnh, huyện, thành phố, thị xã, Sở NN&PTNT, ngân hàng No&PTNT cấp tỉnh, huyện.
Người dân được tư vấn trực tiếp tại trụ sở UBND xã và trực tuyến qua điện thoại (số điện thoại các tư vấn viên được niêm yết tại trụ sở UBND xã), qua website tư vấn chính sách (tại địa chỉ tuvanchinhsach.nongthonmoihatinh.vn) về: điều kiện, cách thức xây dựng các mô hình, trình tự, thủ tục, hồ sơ để được hưởng chính sách, vay vốn...
Các chính sách hiện hành của T.Ư, của tỉnh về nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM gồm có:
Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất sản phẩm hàng hóa chủ lực, chế biến, tiêu thụ, cơ giới hóa nông nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, xử lý môi trường, thành lập doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác; chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và cho một số đối tượng được ưu đãi khác...
Có thể bạn quan tâm
Năm qua, tình hình sản xuất mặt hàng này vẫn giữ vững mức tăng trưởng. Sản lượng bánh phồng tôm ước đạt trên 12 ngàn tấn (trong đó, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang chiếm 46,71%, Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi chiếm 49%), tăng 16,34% so với năm 2013, đạt 114,57% so với kế hoạch.
Không riêng gì gia đình anh Trạng, rất nhiều bà con trong vùng có nguồn thu nhập cao nhờ nuôi sò. Có hộ nuôi thành công nhiều năm nay và được bà con địa phương đặt cho cái biệt danh thật thân thương gắn liền với con sò. Ông Tám "sò" (ông Nguyễn Văn Tám, một trong những người nuôi sò đầu tiên ở Cái Nước) đã xây được nhà cửa khang trang. Cũng nhờ nuôi sò, ông mua thêm được 5 công đất.
Huyện đã triển khai thực hiện hàng loạt các quy hoạch liên quan như: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản huyện Đầm Hà đến năm 2020, định hướng 2030; quy hoạch chi tiết phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; quy hoạch chi tiết khu nuôi trồng thuỷ sản bãi triều xã Tân Bình; quy hoạch vùng nuôi thuỷ sản an toàn…
Tết năm nay trên quê hương Năm Căn (Cà Mau) sẽ có nhiều đổi mới. Dọc theo những con đường bê-tông về các xã, đi vào từng ấp, hai bên đường cây ăn trái được trồng xen canh. Đây là chủ trương của huyện vận động Nhân dân tận dụng đất trống vườn nhà trồng rau màu, cây ăn trái. Phía sau những vườn cây, rau màu là những đầm tôm, rừng đước mênh mông.
Âu thuyền Thọ Quang những ngày cuối năm nhộn nhịp hẳn lên. Trên các cầu cảng, ngư dân khẩn trương vá lưới, buộc chì, buộc phao. Dưới tàu, các máy trưởng kiểm tra lại máy móc, các thiết bị liên lạc, máy dò cá… chuẩn bị sẵn sàng trước giờ vươn khơi. Trên các cầu cảng, nhiều xe chở dầu, lương thực, thực phẩm, nước uống đậu kín chờ bốc xuống tàu.