Tinh chất diệp hạ châu và lá ổi trong nuôi trồng thủy sản
Đây sẽ là những ứng viên tích cực cho việc cải thiện miễn dịch trong tương lai cho cả ngành nuôi trồng thủy sản.
Diệp hạ châu và lá ổi mang lại nhiều tác động tích cực.
Tăng cường miễn dịch là một trong những chiến lược đầy hứa hẹn để kiểm soát các bệnh truyền nhiễm trong nuôi trồng thủy sản. Ở đa số các loài thủy sản, khả năng miễn dịch thích nghi khá hạn chế, trong khi các phản ứng miễn dịch bẩm sinh lại hoạt động rất mạnh mẽ. Bao gồm các hoạt động thực bào, các tế bào chống viêm, chống oxy hóa, tế bào lympho… là những thành phần vô cùng quan trọng bảo vệ sức khỏe tôm cá.
Để bắt giữ và tiêu diệt mầm bệnh ngoại lai, đại thực bào sẽ giải phóng các chất kháng khuẩn, sau đó tiêu diệt mầm bệnh. Cộng thêm Lysozyme - enzyme chống oxy hóa với chức năng diệt khuẩn mạnh, là một thành phần không thể thiếu trong hệ miễn dịch. Cùng thời điểm đó, cả hệ thống miễn dịch bẩm sinh của cá cũng đều ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu với mầm bệnh.
Các chiết xuất từ thảo dược tự nhiên đã được áp dụng rất thành công như một phương pháp đầy hứa hẹn để nâng cao hệ miễn dịch cho động vật thủy sản. Trong số những loài thực vật được sử dụng, lá ổi và diệp hạ châu (hay chó đẻ) là những thảo dược đã từ lâu được sử dụng rất rộng rãi cho tôm cá, với nhiều hoạt động dược lý bao gồm kháng khuẩn và cả bảo vệ hệ miễn dịch. Cụ thể, chiết xuất lá ổi và diệp hạ châu đã được chứng minh là cải thiện đáng kể hiệu suất tăng trưởng, chống viêm hiệu quả, tăng khả năng miễn dịch cho niêm mạc và huyết thanh trên cá rô phi, cá chép. Trước đây các nghiên cứu về chiết xuất của lá ổi và diệp hạ châu ngăn chặn vi khuẩn Edwardsiella ictaluri trong phòng thí nghiệm cũng đã thành công, mang lại bước tiến lớn cho nghề nuôi cá tra.
Rất nhiều thảo dược đã được nâng cấp thành sản phẩm thương mại, do có nhiều tác động tốt tạo nên sự bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Do đó, những hiểu biết mới về đặc tính hóa học cũng như phân tích các hoạt động sinh học của chúng là cần thiết để góp phần nâng cao năng suất nuôi trồng. Trong khi các nghiên cứu trước đây của 2 loại thảo dược trên đối với cá tra chỉ tập trung chủ yếu vào phân tích hệ miễn dịch. Thì ở đây các chuyên gia phân tích sâu hơn về tác dụng điều hòa miễn dịch và loại bỏ những tác dụng phụ của diệp hạ châu gây ra trên cá tra.
Chiết xuất diệp hạ châu là một nguồn thay thế kháng sinh tự nhiên, có tính kháng khuẩn cao, chống căng thẳng và thúc đẩy tăng trưởng, ngoài ra còn kích thích sự thèm ăn và điều hòa các hoạt động miễn dịch cho thủy sản. Tuy nhiên những mức độ bổ sung của loại thảo dược này sẽ gây ra những hiệu quả khác nhau đối với các phản ứng miễn dịch của cá tra. Các dung môi hòa tan được bổ sung cũng ảnh hưởng đến thành phần hóa học của chiết xuất này. Do đó, phải tuân thủ nguyên tắc định lượng để tránh gây ra nhiều tác dụng phụ không đáng có cho cá tra.
Oxide nitric là trung gian cho nhiều quá trình sinh lý trong cơ thể cá tra bao gồm cả quá trình viêm, được giải phóng thông qua đại thực bào và chịu trách nhiệm tiêu diệt mầm bệnh. Oxide này được giải phóng nhiều hơn khi có mặt chiết xuất lá ổi và diệp hạ châu. Lysozyme cũng hoạt động mạnh hơn bình thường, đóng một vai trò quan trọng trong phản ứng của hệ miễn dịch bẩm sinh trên cá, chủ yếu sản xuất bởi đại thực bào. Việc bổ sung chiết xuất lá ổi và diệp hạ châu cho thấy một kết quả đáng ghi nhận khi mà số lượng đại thực bào tăng lên đáng kể, số lượng các tế bào bị viêm được kiểm soát một cách nghiêm ngặt.
Tăng cường nhiều Flavonoid, hợp chất trong lá ổi được đánh giá là giúp hỗ trợ tích cực hệ thống miễn dịch của cá tra, hoạt lực còn gia tăng hơn nửa khi cộng thêm những chiết xuất của diệp hạ châu. Những chất này có thể được dễ dàng sử dụng như một chất phụ gia thực phẩm để tăng cường phản ứng miễn dịch và bảo vệ cá chống lại mầm bệnh. Đây sẽ là một ứng viên tích cực cho việc cải thiện miễn dịch trong tương lai cho cả ngành nuôi trồng thủy sản.
Có thể bạn quan tâm
Sử dụng tinh dầu Thymol trong cỏ xạ hương trong chế độ ăn để tăng năng suất, chức năng miễn dịch, chỉ số chống oxy hóa, chất lượng thịt và giảm tỷ lệ tử vong
Quy trình nói trên đã được Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường chuyển giao cho một số cơ sở sản xuất phân bón.
Mô hình nuôi ếch xen cá các loại của nông dân trẻ Nguyễn Minh Nhựt, xã Thông Hòa, huyện Cầu Kè là một trong những mô hình tiêu biểu