Tiến bộ kỹ thuật mới: Sử dụng ong ký sinh (Anagyrus lopezi) để quản lý rệp sáp bột hồng
Ngày 21/6/2017, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật đã ký Quyết định số 1284/QĐ-BVTV-KH công nhận “Sử dụng ong ký sinh (Anagyrus lopezi) để quản lý rệp sáp bột hồng (Phenacoccus manihot) hại sắn (Manihot esculenta Crantz)” là tiến bộ kỹ thuật mới.
Quy trình là giải pháp kỹ thuật của Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam và Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Tây Ninh, với sự hỗ trợ của Tổ chức FAO (năm 2013), đã nhân nuôi và phóng thích thành công ong ký sinh Anagyrus lopezi, giúp nông dân trồng sắn tại các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu quản lý rệp sáp bột hồng hiệu quả, bảo vệ môi trường bền vững.
Chi cục TT&BVTV phóng thích ong ký sinh tại xã Long Mỹ, huyện Đất Đỏ
Quy trình này áp dụng cho các vùng trồng sắn trong cả nước.
Phương pháp thực hiện quy trình sử dụng ong ký sinh (Anagyrus lopezi) để quản lý rệp sáp bột hồng (Phenacoccus manihot) hại sắn (Manihot esculenta Crantz), gồm 3 bước:
- Bước 1: Nhân nuôi rệp sáp bột hồng.
- Bước 2: Nhân nuôi ong ký sinh.
- Bước 3: Phóng thích ong ký sinh.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh chổi rồng trên cây sắn, vì vậy công tác phòng bệnh là chính.
Đây là đối tượng dịch hại mới và lần đầu tiên xuất hiện gây hại ở nước ta. Tác nhân gây bệnh do virus – tên khoa học: Sri Lanka Cassava Mosaic Virus.
Cây khoai mì còn có tên gọi khác là cây sắn. Khoai mì không kén đất, song đất thích hợp là loại đất nhẹ tơi xốp và thoát nước tốt, pH 4,5-7,5.