Tiềm năng của lúa lai hai dòng TH4-6 và TH6-6
Vừa qua tại xã Xuân Dương, Thường Xuân, Thanh Hóa đã diễn ra Hội thảo đầu bờ đánh giá kết quả sản xuất 2 tổ hợp lúa lai hai dòng chất lượng TH4-6 và TH6-6.
TH6-6 có nhiều ưu điểm vượt trội, năng suất dự kiến đạt trên 73 tạ/ha
Trước đó, tại vụ xuân 2017, Viện nghiên cứu và phát triển cây trồng – Học viện nông nghiệp Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật giống cây trồng nông nghiệp – Sở NN-PTNT tỉnh Thanh Hóa triển khai mô hình trình diễn 2 giống lúa lai hai dòng TH4-6 và TH6-6 trên diện tích 2 ha (mỗi giống 1 ha) tại xứ đồng Suội, thôn Tân Lập, xã Xuân Dương.
Theo dõi diễn biến tình hình thực tế, Trung tâm NCƯD KHKT GCTNN nhận thấy tổ hợp TH4-6 và TH6-6 có thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với cơ cấu giống lúa xuân muộn trên địa bàn.
TH4-6 và TH6-6 đẻ nhánh tốt, tập trung, chịu rét khá, chống đổ hiệu quả. Đặc biệt là khả năng chống chịu sâu bệnh rất tốt, chỉ nhiễm nhẹ khô vằn, sâu đục thân và cuốn lá, không thấy xuất hiện đạo ôn.
Năng suất thực thu dự kiến của TH6-6 đạt 73,1 tạ/ha, cao hơn Thái Xuyên 111 khoảng 3,7 tạ/ha.
Từ cơ sở trên, Trung tâm đề nghị Viện nghiên cứu và phát triển cây trồng tiếp tục phối hợp, xây dựng mô hình trình diễn giống lúa TH4-6 và TH6-6 trên các vùng sinh thái của tỉnh Thanh Hóa ở vụ kế tiếp để đánh giá khả năng thích ứng và tiến tới mở rộng quy mô sản xuất.
TH4-6 chống chịu sâu bệnh rất tốt
Đoàn đại biểu tham gia hội thảo đầu bờ đánh giá rất cao tổ hợp lúa lai hai dòng TH4-6 và TH6-6
Nông dân rất hài lòng kết quả khảo nghiệm bước đầu của tổ hợp lúa lai hai dòng TH4-6 và TH6-6
Có thể bạn quan tâm
Những ngày qua, Bộ NN-PTNT đã tổ chức các đoàn công tác về địa phương để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi lợn.
Sản xuất lúa tại các tỉnh, thành vùng ĐBSCL những tháng đầu năm 2017 đối mặt với nhiều khó khăn do thiên tai, dịch hại làm năng suất sụt giảm mạnh.
Nông dân trồng khoai sáp xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đang “khóc ròng” vì khoai sáp có hiện tượng thối gốc và củ.