Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Thủy sản Bình Định thực hiện phương châm phòng bệnh là chính

Thủy sản Bình Định thực hiện phương châm phòng bệnh là chính
Tác giả: Ngọc Thúy
Ngày đăng: 26/04/2024

Theo Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2024, tỉnh Bình Định sẽ đảm bảo 100% kinh phí thực hiện lấy từ Ngân sách tỉnh.

Năm 2023, thống kê tình hình dịch bệnh thủy sản cho thấy, tỉnh Bình Định có tổng diện tích ao nuôi tôm bị bệnh là 1,9 ha; trong đó bệnh Đốm trắng (WSSD) 1,2 ha, bệnh Hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) 0,7 ha. Tình hình dịch bệnh thủy sản nhìn chung được khống chế. Nguyên nhân được xác định là tại vùng có ổ dịch cũ (huyện Tuy Phước, huyện Phù Mỹ) người nuôi không thực hiện nghiêm ngặt quy trình khử trùng nước trước khi thả làm cho mầm bệnh lây lan từ môi trường bên ngoài vào ao nuôi.

Năm 2024, tỉnh Bình Định sẽ triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật nguy hiểm; phương châm lấy phòng bệnh là chính, thực hiện quản lý, giám sát chặt chẽ dịch bệnh nhằm phát hiện sớm, bao vây khống chế, xử lý kịp thời không để các loại dịch bệnh nguy hiểm lây lan; đảm bảo nuôi trồng thủy sản phát triển ổn định, bền vững, bảo vệ sức khỏe cộng đồng; sẵn sàng các phương án, nguồn lực, vật tư, hóa chất để chủ động xử lý khi phát sinh dịch bệnh.

tu dieu khien Tima

Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa

Cũng trong năm nay, Bình Định sẽ tạo vùng nguyên liệu cung cấp thực phẩm thủy sản an toàn, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Nâng cao chất lượng giống thủy sản, duy trì, bảo tồn và phát triển các giống bản địa trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích doanh nghiệp liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Huy động toàn dân chủ động tích cực tham gia phòng, chống dịch bệnh và kiểm soát môi trường nuôi trồng thủy sản. Tổ chức phòng, chống dịch bệnh kịp thời, phù hợp và hiệu quả, không để lãng phí nguồn kinh phí đầu tư. Mặt khác, tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động nuôi trồng thủy sản; kiên quyết ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạm.

Trước mắt, tỉnh Bình Định tích cực tuyên truyền, tập huấn các biện pháp phòng, chống dịch. Khi nghi ngờ có ổ dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm xảy ra trên thủy sản sẽ thực hiện lấy mẫu gửi cơ quan xét nghiệm có thẩm quyền để xác định nguyên nhân gây bệnh, sự biến chủng, độc lực và tính chất khác của mầm bệnh giúp dự tính, dự báo và xử lý ổ dịch có hiệu quả. Đồng thời, tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng tại các ổ dịch cũ, các cơ sở nuôi trồng thủy sản, sơ chế, vận chuyển, kinh doanh thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, bổ sung các đợt vệ sinh tiêu độc khi có dịch bệnh nguy hiểm; hưởng ứng phát động Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Đối với các hộ nuôi trồng thủy sản, thực hiện 2 đợt/năm vào trước mỗi vụ thả nuôi chính.

Đối với bệnh đốm trắng trên tôm và một số dịch bệnh nguy hiểm khác trên thủy sản nuôi: Tỉnh Bình Định sẽ chủ động trong công tác phòng bệnh, giám sát, phát hiện kịp thời, ngăn chặn và khống chế hiệu quả các bệnh nguy hiểm trên thủy sản được ưu tiên kiểm soát tại cơ sở nuôi, vùng nuôi thủy sản. Giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh trên động vật thủy sản nuôi và tồn dư kháng sinh trong sản phẩm động vật thủy sản.

Cùng với đó, áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi, quản lý ao nuôi theo quy chuẩn; tuân thủ các quy định về điều kiện cơ sở nuôi, xử lý nước thải, chất thải theo quy định, mùa vụ thả giống, chất lượng con giống được kiểm dịch, áp dụng các biện pháp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho thủy sản nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Áp dụng các biện pháp phòng bệnh, chống dịch, xử lý ổ dịch theo quy định; định kỳ kiểm tra ao, hồ, lồng, bè nuôi thủy sản, xử lý động vật trung gian truyền bệnh; thu mẫu gửi xét nghiệm trong trường hợp nghi ngờ có dịch bệnh phát sinh; xử lý động vật thủy sản nghi mắc bệnh, mắc bệnh, chết; vệ sinh, tiêu độc, khử trùng và áp dụng các biện pháp xử lý ao hồ, lồng, bè nuôi thủy sản, môi trường nước, thức ăn, phương tiện, dụng cụ sử dụng trong quá trình nuôi...

Năm 2024, tỉnh Bình Định sẽ giám sát chủ động định kỳ, phát hiện bệnh sớm ở thủy sản nuôi là biện pháp hiệu quả nhất trong công tác phòng, chống dịch bệnh; hoạt động giám sát định kỳ nhằm phát hiện, khuyến cáo, hướng dẫn cán bộ địa phương chủ động triển khai kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch, hạn chế thiệt hại xảy ra. Định kỳ kiểm tra 04 lần/tháng/5 huyện, thị xã, thành phố có nuôi trồng thủy sản.

Giám sát bị động: Khi tiếp nhận được thông tin từ địa phương hoặc người nuôi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tiến hành kiểm tra thu thập mẫu các ao nuôi báo bệnh nhằm phát hiện dịch bệnh kịp thời, hướng dẫn biện pháp xử lý phù hợp, hạn chế lây lan dịch bệnh.

Bên cạnh đó, tiến hành thu thập mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm định kỳ, đột xuất. Đối với thu thập mẫu thủy sản định kỳ sẽ căn cứ vào diện tích, hình thức nuôi của mỗi địa phương và lấy số lượng mẫu đại diện cho cả vùng nuôi để phát hiện bệnh sớm và có biện pháp phòng, chống dịch.

Thu thập mẫu đột xuất: Nhằm phát hiện và ngăn chặn dịch bệnh kịp thời hiệu quả, dự kiến lấy mẫu đột xuất tại 04 huyện trọng điểm thường xảy ra dịch bệnh: Huyện Phù Mỹ, huyện Phù Cát, huyện Tuy Phước và thị xã Hoài Nhơn. Đặc biệt là, đối với công tác phòng, chống dịch thủy sản: Ngân sách tỉnh sẽ đảm bảo 100% kinh phí thực hiện trong năm 2024.

may quat nuoc HS

MÁY QUẠT NƯỚC HS

- Oxy hoà tan cao

- Tạo dòng mạnh, xi phong tốt

- Ưu điểm:

   + Tiêu thụ điện năng thấp

   + Tiêu chuẩn ISO-9001

   + Chất lượng vượt trội

- Ứng dụng:

   + Nuôi tôm thâm canh

   + Nuôi tôm trong nhà

   + Hệ thống ương nuôi tôm


Có thể bạn quan tâm

Lợi thế của tôm Việt trong cuộc đua chế biến sâu Lợi thế của tôm Việt trong cuộc đua chế biến sâu

Các nước có lợi thế về tôm nguyên liệu giá rẻ như Ecuador và Ấn Độ đang chuyển hướng sang chế biến sâu. Tuy nhiên, Ấn Độ và Ecuador.

24/04/2024
Tôm hùm cần thực hiện tốt công tác cảnh báo môi trường Tôm hùm cần thực hiện tốt công tác cảnh báo môi trường

Theo Báo Chính phủ, hiện tượng tôm hùm bông bị chết tại tỉnh Khánh Hoà là do nắng nóng, mật độ lồng nuôi cao làm suy giảm sức đề kháng trên tôm hùm nuôi.

24/04/2024
Những mô hình thủy sản thu lợi nhuận lớn ở Hà Tĩnh Những mô hình thủy sản thu lợi nhuận lớn ở Hà Tĩnh

Việc đưa các mô hình mới, ứng dụng các quy trình kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất đã được chính quyền địa phương, doanh nghiệp, người dân Hà Tĩnh quan tâm.

25/04/2024
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.