Thủy sản Ấn Độ: Phát triển bằng 3D mapping
Bằng những hình ảnh vệ tinh và các cuộc khảo sát địa hình mở rộng, công nghệ 3D mapping đang nâng cao hiệu quả nuôi và khai thác thủy sản, đặc biệt là lĩnh vực nuôi thủy sản nước lợ tại Ấn Độ.
Nuôi cá măng ở Ấn Độ Ảnh: Worldfish
Khai thác hiệu quả
Trung tâm Môi trường và Dự báo từ xa đã kết hợp Trung tâm Dịch vụ thông tin đại dương quốc gia Ấn Độ để tìm ra cách truyền tải thông tin khí tượng thủy văn tới các cộng đồng ngư dân khai thác cá ven biển nhằm nâng cao lợi nhuận cho ngư dân nhờ hạn chế tối đa rủi ro đi biển. Ứng dụng này đang được nhân rộng trên cả nước (công nghệ 3D mapping).
Ứng dụng cung cấp những thông tin chuẩn và đưa ra cảnh báo dựa trên cơ sở đối xạ thông tin trên nhiệt độ bề mặt nước biển, mức độ tập trung của sắc tố và những đặc tính khác liên quan đến đại dương. Quy trình khoa học này còn phân tích những thông số khác như chất diệp lục, chất dinh dưỡng, nồng độ ôxy hòa tan, nồng độ muối, gió và dòng nước; vì tất cả những yếu tố này rất hữu ích trong nghiên cứu tập tính ăn và sinh sản của các loài thủy, hải sản.
SC Anil Kumar, nhà khoa học tại Trung tâm Môi trường và Dự báo từ xa thuộc bang Kerala cho biết, công nghệ mới đã đem lại những mẻ lưới đầy ắp cá cho ngư dân bang Kerala; từ đó, nâng cao lợi nhuận sản phẩm và cải thện đáng kể chất lượng cuộc sống của ngư dân ven biển.
Mở rộng nuôi trồng
Các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản nước lợ Ấn Độ (CIBA) tại Chennai, Tamil Nada quyết định sẽ tiến hành nghiên cứu và mở rộng ứng dụng công nghệ trên để phục vụ ngành nuôi thủy sản nước lợ. Họ đã bắt đầu sử dụng công nghệ 3D mapping các nguồn lợi nuôi thủy sản nước lợ ở Ấn Độ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nuôi thủy sản tại vùng ven biển.
“Độ mặn của nước lợ nằm giữa nước biển và nước ngọt” bà M Jayanthi, Thư ký tại CIBA cho biết. Ấn Độ sẵn có nguồn nước mặn nhưng phần nhiều đều nằm trong các kỳ quan của quốc gia nên khó sử dụng cho mục đích nông nghiệp. Với kỳ vọng về cải thiện năng suất nuôi thủy sản nói chung và nâng cao hiệu quả nuôi thủy sản nước lợ, các nhà khoa học tại CIBA đã sử dụng những hình ảnh vệ tinh và các cuộc khảo sát địa hình mở rộng để định vị nguồn lợi thủy, hải sản phong phú dọc theo đường bờ biển của Ấn Độ.
“Chúng tôi đang nỗ lực xây dựng bản đồ nguồn lợi để nắm bắt được những vùng đất có nguồn nước lợ hoặc gần nguồn nước. Chúng tôi cũng tập trung quan sát các vùng đệm nhằm đảm bảo không có sự xung đột lợi ích giữa các bên sử dụng nguồn lợi và đang tìm cách nhận dạng những khu vực phù hợp và sẵn sàng triển khai phát triển nuôi thủy sản nước lợ”, Jayanthi cho biết. Những hình ảnh thu được từ vệ tinh được số hóa và cung cấp qua mạng internet; kết hợp với các khảo sát địa hình đồng bộ, hàng loạt thông số về độ sâu của nước, nồng độ muối và ôxy hòa tan cũng được minh bạch.
Nhờ sự sẵn có 56.000 ha diện tích đất có nguồn nước lợ, bang Tamil Nadu có tiềm năng rất lớn để phát triển nghề nuôi thủy sản nước lợ. Chính quyền bang cũng định hướng nuôi tôm, cá seabass và cua trong các dự án giao đất phát triển nghề nuôi thủy sản nước lợ. Dự án mở rộng diện tích nuôi thủy sản nước lợ bằng công nghệ 3D mapping được quận Ramanathapuram, bang Tamil Nadu ứng dụng với nguồn quỹ hỗ trợ 7.651 USD. Sau đó, công nghệ 3D mapping lan rộng khắp huyện thuộc bang Maharashtra. Chính quyền bang này đánh giá cao hiệu quả công nghệ mới và đã đầu tư 61.216 USD cho dự án.
Theo văn phòng Cục Xúc tiến xuất khẩu thủy sản Ấn Độ (MPEDA) tại Kochi, lĩnh vực nuôi thủy sản nước lợ tại Ấn Độ phần lớn dựa vào nghề nuôi tôm sú. Các loại tôm khác như tôm thẻ Ấn Độ, tôm he và tôm rằn vẫn đang trong quá trình đánh giá mức độ tiềm năng và gần đây tôm thẻ đã được công nhận vượt trội hơn các loại tôm còn lại. Ngoài tôm, cá nước lợ như cá măng, cá thia và cá đối cũng có nhiều tiềm năng trở thành đối tượng nuôi thương phẩm giá trị cao ở những vùng đất nhiễm mặn.
>> Tổng diện tích vùng cửa sông ven biển tại Ấn Độ khoảng 3,9 triệu ha, trong đó 1,2 triệu ha được xác định có tiềm năng phát triển nghề nuôi thủy sản nước lợ. Trong 1,2 triệu ha này, chỉ 10% đã được Ấn Độ khai thác và sử dụng.
Có thể bạn quan tâm
Anh Vũ Minh Thắng (TP. Sóc Trăng) đã áp dụng thành công mô hình nuôi lươn trong bể lót bạt. Mô hình này còn giúp người nuôi tiết kiệm chi phí và ít hao hụt.
Khi được Nhà nước hỗ trợ, tôi đã nuôi 5.000 con giống/5.000m², lãi khoảng 20 triệu đồng/tháng (qua 3 tháng nuôi)”, ông Đông hồ hởi kể.
Năm 2017, diện tích nuôi tôm thẻ siêu thâm canh ở tỉnh Cà Mau có nên tốc độ tăng đột biến trên không ngoài hai chữ: “Lợi nhuận”.