Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Thu nhập cao từ nuôi cá trên ruộng lúa

Thu nhập cao từ nuôi cá trên ruộng lúa
Tác giả: Hoàng Hạnh
Ngày đăng: 27/12/2018

Nông dân Kiên Giang có thu nhập tốt khi nuôi cá trong mùa nước nổi với nguồn thức ăn tự nhiên tận dụng từ đồng ruộng.

Gia đình ông Đời thu hoạch cá. Ảnh: Ly Linh.

Ông Dương Văn Đời được xem là người tiên phong trong phong trào nuôi cá trên ruộng lúa mùa nước nổi thay thế cho sản xuất lúa vụ ba ở xã Thạnh Đông A, huyện Tân Hiệp. Nhiều năm nay, gia đình ông áp dụng thành công mô hình này, mang lại nguồn thu nhập ổn định sau các vụ nuôi.

"Chi phí thả cá giống nuôi trên diện tích 10 hecta chỉ vài triệu đồng, nhưng có năm tôi thu lãi đến hơn 80 triệu đồng", ông nói.

Theo ông Đời, khoảng cuối tháng 8 hàng năm, nước bắt đầu đổ về đồng ruộng Kiên Giang. Thay vì sản xuất lúa vụ 3 như cách làm truyền thống hiệu quả kinh tế mang lại không cao, bà con nông dân nghĩ ra cách nuôi các loại cá như: cá chép, cá mè, cá tra, nhằm tận dụng nguồn thức ăn có sẵn là lúa chét, côn trùng từ trong rơm rạ, trứng ốc bươu vàng, sâu rầy...

"Chỉ tốn ít chi phí mua lưới mành bao quanh ruộng nhà để đề phòng nước lên quá cao cá thoát ra ngoài là được", ông Đời nói và cho biết, chỉ sau khoảng 4 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng từ 1 đến 3 con một kg.

Chung niềm vui như ông Đời, bà con nông dân ở huyện Giồng Riềng cũng đang tất bật thu hoạch cá, nhằm dọn đất chuẩn bị gieo sạ lúa đông xuân vụ mùa 2018-2019. Năm nay, địa phương có hơn 1.500 hecta thực hiện mô hình nuôi cá trên ruộng mùa nước nổi, tăng khoảng 212 hecta so năm 2017.

Ông Nguyễn Văn Giữ, ở xã Hòa Lợi, huyện Giồng Riềng cho biết, với hơn 2 hecta nuôi cá vừa qua, sau 3 tháng đạt năng suất trên dưới 1,2 tấn mỗi hec ta, trừ hết các khoản chi phí, gia đình ông còn lãi gần 20 triệu đồng.

Bà con nông dân rất phấn khởi khi vào vụ thu hoạch, thương lái đến tận ruộng thu mua cá, với giá cá chép 13.000 - 16.000 đồng một kg; cá mè hoa giá khoảng 10.000 đồng mỗi kg....

Ngành nông nghiệp địa phương cho biết, mô hình nuôi cá trên ruộng lúa vào mùa nước nổi không chỉ giúp bà con có thêm thu nhập, mà ở vụ sản xuất lúa tiếp theo sẽ giảm được lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật 15-20%. Đặc biệt lúa cho năng suất cao hơn khoảng một tấn mỗi hecta, so với đồng ruộng canh tác lúa 3 vụ.

Ông Lê Hoài, Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Giồng Riềng cho biết, huyện sẽ có kế hoạch khuyến khích cho nhiều nông dân thực hiện mô hình này trong mùa nước nổi năm sau để tăng thu nhập kinh tế gia đình.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi tôm càng xanh toàn đực lợi nhuận cao gấp 5 lần trồng lúa Nuôi tôm càng xanh toàn đực lợi nhuận cao gấp 5 lần trồng lúa

Nuôi tôm càng xanh toàn đực giúp người dân có thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/năm, cao gấp 4 - 5 lần so với trồng lúa đơn thuần.

27/12/2018
Giải pháp tăng thu nhập cho người nuôi tôm Giải pháp tăng thu nhập cho người nuôi tôm

Màu sắc của tôm là một yếu tố quan trọng đối với các cơ sở chế biến xuất khẩu, đồng thời cũng quyết định giá trị của tôm nuôi.

27/12/2018
Nuôi lươn không bùn theo tiêu chuẩn VietGap Nuôi lươn không bùn theo tiêu chuẩn VietGap

Nhiều hộ dân ở xã Vĩnh Bình (Châu Thành) đã áp dụng thành công mô hình nuôi lươn không bùn theo tiêu chuẩn VietGap, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

27/12/2018