Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Thu nhập 200 triệu đồng/năm từ nuôi thỏ

Thu nhập 200 triệu đồng/năm từ nuôi thỏ
Tác giả: Thanh Thủy - Đài Hoàng Mai
Ngày đăng: 05/04/2016

Được hỗ trợ 40 triệu đồng từ nguồn dự án của Phòng kinh tế thị xã cộng với vốn của gia đình, năm 2014 chị Thủy bắt đầu nuôi thỏ. Vào thời điểm này, trên địa bàn thị xã Hoàng Mai chưa có gia đình nào nuôi thỏ hàng hoá.

Giống thỏ được gia đình chị lựa chọn là giống thỏ lai New Zealand được nhập về từ Trung tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây- Viện chăn nuôi. Từ 10 con thỏ giống ban đầu, đến nay đàn thỏ giống ngoại đã phát triển lên 500 con.

Không chỉ bán thỏ thịt, chị còn bán giống cho các hộ có nhu cầu chăn nuôi. Thỏ con 1,5 tháng có thể bán giống với giá 150.000 đồng/cặp.

Đây là giống thỏ có nhiều ưu điểm như khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, thịt thơm ngon, hấp dẫn. Trên diện tích 100m2, chị xây dựng khu chuồng trại gồm nhiều dãy và ngăn, kích thước mỗi ngăn cỡ 50cm x 70cm. Lồng được đặt trên các trụ cách đất khoảng 50 - 60cm. Đáy lồng chuồng có khe hở để thoát phân xuống đất. Mỗi ngăn có trang bị máng đựng thức ăn tinh và máng uống nước.

Hàng ngày, chị thường xuyên vệ sinh chuồng trại nhằm tạo độ thông thoáng, sạch sẽ. Nhờ đó, đàn thỏ của gia đình phát triển rất tốt. Sau 3 tháng, thỏ đạt trọng lượng bình quân từ 2 - 2,5 kg/con, sau 5 tháng tuổi đạt 4 - 5kg/con. Giá bán trung bình 90.000 đồng/1kg và được các nhà hàng trên địa bàn đặt mua thường xuyên nên nuôi đến đâu tiêu thụ hết đến đó.


Thỏ là loài động vật rất mắn đẻ, trung bình một con đẻ từ 6 - 7 lứa/năm, một lứa đẻ từ 6 - 7 con. Sau 10 ngày, thỏ con mở mắt và tập ăn cùng mẹ, được 20 ngày có thể tách mẹ.

Nhìn chung, khả năng kháng bệnh của thỏ khá cao, nên rủi ro thấp trong chăn nuôi. Sau hơn 2 năm nuôi thỏ, đàn thỏ của gia đình chị Thủy chưa từng bị mắc bệnh. Thức ăn của thỏ khá phong phú, chủ yếu là thức ăn xanh như cỏ sữa, lá khoai lang, củ cà rốt, rau muống biển và một ít cám tinh. Quỳnh Liên là vựa rau của thị xã Hoàng Mai nên nguồn thức ăn của thỏ rất dồi dào. Ngoài ra, thỏ cần được cung cấp nước sạch mỗi con 0,1 - 0,5 lít/ngày và được thay hàng ngày.

Hiện nay nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm sạch tăng cao nên mô hình nuôi thỏ của gia đình chị Thủy là hướng hiệu quả cho nhiều bà con nông dân. Toàn xã Quỳnh Liên có khoảng 10 hộ nuôi thỏ.

Không mất nhiều công sức chăm sóc và vốn đầu tư nhưng nghề nuôi thỏ đã trở thành thu nhập chính của gia đình chị Thuỷ. Trung bình mỗi năm chị thu về gần 200 triệu đồng từ bán thỏ thương phẩm và thỏ giống.


Có thể bạn quan tâm

Ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi Ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi

Nhằm tiếp tục kiểm soát, ngăn chặn việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi ở các hộ trang trại, Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) vừa có văn bản gửi Sở NN-PTNT các tỉnh, thành về việc triển khai ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

05/04/2016
Triển vọng từ một gia trại nuôi gà Đông Tảo Triển vọng từ một gia trại nuôi gà Đông Tảo

Từ những cặp gà giống Ðông Tảo thuần chủng được tuyển chọn ở trại giống tại tỉnh Bình Phước, sau 5 năm chăm sóc nhân giống, đến nay ông Tôn Văn Cầu, ở thôn Thiện Ðức Bắc - xã Hoài Hương (huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) đã nâng quy mô đàn lên 300 con.

05/04/2016
Lục Nam (Bắc Giang) nuôi vịt an toàn sinh học Lục Nam (Bắc Giang) nuôi vịt an toàn sinh học

Năm nay, Trạm Khuyến nông huyện Lục Nam (Bắc Giang) xây dựng mô hình nuôi vịt an toàn sinh học tại các xã: Bắc Lũng, Yên Sơn, Lan Mẫu với quy mô khoảng 3 nghìn con.

05/04/2016