Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Thông tin thất thiệt làm xấu hình ảnh nông sản Việt

Thông tin thất thiệt làm xấu hình ảnh nông sản Việt
Tác giả: Lê San
Ngày đăng: 08/09/2016

Ông Trung cho biết: “Hiện nay Cục BVTV vẫn chưa nhận được thông tin phản ánh từ các Chi cục BVTV ở địa phương về vụ nhãn Hưng Yên được xông lưu huỳnh để xoá đi các vết thâm nám, sạch vỏ và vụ sầu riêng nhúng phân bón lá ở Di Linh, Lâm Đồng.

Có thông tin, chúng tôi sẽ có phản hồi để người sản xuất và người tiêu dùng an tâm”.

Tuy nhiên, theo ông Trung, những thông tin trên báo chí phải đảm bảo tính chính xác, căn cứ đúng tình hình thực tế.

Nếu không sẽ gây hậu quả khôn lường, chẳng hạn như vụ xoài được bọc túi ở Đồng Tháp vừa rồi, người nông dân một nắng hai sương mới thu hoạch thì dính phải tin đồn, điêu đứng vì không tiêu thụ được.

“Qua nhiều vụ việc, hầu như năm nào cũng có, báo chí khi đưa tin liên quan đến nông sản phải cực kì cẩn trọng.

Phải có kiểm chứng cụ thể, hoá chất đó có nằm trong danh mục được cho phép không.

Đưa những thông tin thất thiệt như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới hình ảnh của nông sản Việt Nam”- ông Trung nói.

Theo ông Trung, chúng ta phải thực hiện rất nhiều thủ tục phức tạp, thời gian kéo dài có thể từ 5 – 10 năm, thậm chí 12 năm mới có được một loại nông sản, đặc biệt là trái cây được nhập vào các thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu, Nhật …

Cánh cửa xuất khẩu vừa khơi thông cho người nông dân sẽ bị đóng lại một cách oan uổng khi bị chính thông tin của báo chí nước nhà đưa ra thiếu căn cứ.

Nói về bảo quản nông sản, đặc biệt là trái cây, ông Trung khẳng định: Từ xưa, người sản xuất đã có rất nhiều cách thức bảo quản mà không dùng thuốc hoá học.

Đối với sản phẩm nông sản, đặc biệt là trái cây, người sản xuất có xu hướng xuất xanh, không đặt nặng vấn đề bảo quản mà chỉ thực hiện các biện pháp để kéo dài thời gian tiêu thụ.

Chẳng hạn như vùng vải Thanh Hà ở Hải Dương hiện nay, bà con nông dân đã áp dụng khoa học kĩ thuật rải vụ.

“Trước đây chỉ thu hoạch một tháng là xong, nay họ trồng rải vụ, vải có thể thu hoạch luân phiên trong nhiều tháng, mang lại hiệu quả cao.

Chỉ những kẻ trục lợi, ngâm tẩm các hoá chất để kéo dài thời gian phân phối mới làm những hành động như vậy”- ông Trung chia sẻ.


Có thể bạn quan tâm

Tuyệt kỹ săn mật ong rừng siêu độc đáo của người ARem Tuyệt kỹ săn mật ong rừng siêu độc đáo của người ARem

Giữa cuộc sống chốn thâm sơn cùng cốc, người ARem ở xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình có những kỹ năng sinh tồn với rừng rất độc đáo, trong đó việc lấy mật ong rừng của họ đã đạt đến trình độ... tuyệt kỹ.

08/09/2016
Giải cứu cá tra bằng chất lượng Giải cứu cá tra bằng chất lượng

Nguyên thứ trưởng Bộ Thủy sản Nguyễn Thị Hồng Minh cho rằng, cá tra Việt Nam phải được “trả lại danh phận” bằng việc xây dựng dòng sản phẩm có tiêu chuẩn chất lượng xác định, có thương hiệu với giá bán phù hợp hơn.

08/09/2016
Điêu đứng vì thông tin nhãn bị xông hơi bằng lưu huỳnh Điêu đứng vì thông tin nhãn bị xông hơi bằng lưu huỳnh

Mới đây, một tờ báo mạng có tiếng đã đăng bài “Sự thật loại nhãn khổng lồ, vỏ vàng bóng…” nêu nghi vấn về việc người trồng nhãn ở Hưng Yên dùng lưu huỳnh (SO2) để “xông hơi” cho nhãn. Ngay sau thông tin này, Hội Nông dân huyện Khoái Châu (Hưng Yên) đã có công văn bác thông tin này.

08/09/2016