Thoát Nghèo Từ Nghề Ương Cá Tai Tượng Đẻ
Chủ động chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, gần 14 năm gắn bó với nghề ương cá tai tượng đẻ, cái nghề "làm chơi ăn thiệt" đã giúp gia đình chú Nguyễn Văn Bé Ba ở ấp Mỹ Định, xã Nhị Mỹ thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống.
Thông qua các chương trình tập huấn khuyến nông và học hỏi kinh nghiệp nông dân ở địa phương. Năm 1995, chú Nguyễn Văn Bé Ba tận dụng diện tích ao trong vườn nuôi thử nghiệm 30 con cá tai tượng đẻ. Không bao lâu cá đẻ và cho thu nhập khá, nghề ương cá giống ở xã Nhị Mỹ phát triển mạnh nên giá cá bột luôn ổn định không đủ cung cấp cho thị trường. Đây là điều kiện thuận lợi để chú mở rộng diện tích ao nuôi và nhân rộng số lượng cá đẻ. Chú cho biết: nghề ương cá tai tượng đẻ làm chơi ăn thiệt. Bởi lẽ, so với nuôi gia súc, gia cầm tỉ lệ rủi ro và chi phí đầu tư cao, còn nuôi cá tai tượng đẻ thì vốn đầu tư thấp, ít rủi ro, lấy công làm lời, tận dụng những phế phẩm trong nông nghiệp và rau xanh làm thức ăn cho cá.
Tuy nhiên, để cho cá đẻ đều trong năm và đạt tỉ lệ cao phải chăm sóc đúng các qui trình kỹ thuật như: vệ sinh ao trước khi thả cá, mật độ thả vừa đủ, 1 con/ m2 , thả 5 con cá mái có 1 con cá trống, giữ mực nước trong ao ổn định, thoáng mát, hợp vệ sinh. Sử dụng sơ dừa để trên mặt ao, cho cá làm ổ, hàng ngày, lội xuống ao theo dõi cá đẻ, vớt trứng lên ương trong thau cho cá nở khoảng 1 tuần bán cho các đại lý và người ương cá giống. Bình quân mỗi ổ cá đẻ khoảng 4.000 con, giá cá bột hiện ổn định 240.000 đồng/ 10.000 con, cho chú thu nhập bình quân 6 triệu đồng/tháng tiền bán cá bột. Theo chú, để cho cá đẻ sai thì 5 năm cần đổi giống 1 lần (vì cá tai tượng trọng lượng khoảng 1 kg bắt đầu đẻ, sau 5 năm cá già đẻ ít lại phải thay giống mới).
Ngoài ương cá tai tượng đẻ, chú còn kết hợp làm ruộng, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: chương trình 3 giảm - 3 tăng, phương pháp sạ hàng, sử dụng những giống lúa chất lượng cao vừa hạn chế sâu bệnh và chi phí sản xuất, vừa cho năng suất cao và bán được giá. Từ 2 công ruộng ban đầu, hiện nay gia đình chú đã có 1 ha đất trồng lúa và xây dựng nhà ở khang trang, nuôi các con ăn học và có việc làm ổn định./.
Có thể bạn quan tâm
Tại Việt Nam cá tai tượng phân bố tự nhiên ở sông Đồng Nai, khu vực La Ngà. Trên thế giới cá tai tượng có ở Borneo, đảo Sumatra (Indonesia), Thái Lan, Campuchia, Lào.
Cá giống tai tượng ương sau 1 tháng chuyển dần sang ăn thực vật là chính như bèo cám, hoa dâu, lá rau, lá sắn… Lơn hơn có thể cho ăn phụ phế phẩm nhà bếp, phân heo, phân gà, đu đủ, chuối chín… Cho cá ăn kèm thức ăn tinh và rau sẽ lớn nhanh hơn
Hiện rải rác ở các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long... cá tai tượng nuôi đang gặp phải dịch bệnh chết hàng loạt. Quan sát thực tế cho thấy đa số cá trước khi chết thường bơi lờ đờ trên mặt nước, có những đốm loét ở miệng, mang và đuôi, bụng trướng nước, mật sưng to
Chủ động chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, gần 14 năm gắn bó với nghề ương cá tai tượng đẻ, cái nghề "làm chơi ăn thiệt" đã giúp gia đình chú Nguyễn Văn Bé Ba ở ấp Mỹ Định, xã Nhị Mỹ thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống.
Giá cá tai tượng thịt đang cao ngất ngưởng, người nuôi thu lợi nhuận cao. Tuy nhiên, nghề ương nuôi cá tai tượng đang phải đối mặt dịch bệnh “sùi bọt cua” khiến lượng cá cung cấp cho thị trường giảm mạnh