Thiết kế hệ thống tự động đếm và cân cá ngừ vây xanh
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Bách khoa Valencia và Viện Hải dương học Tây Ban Nha (IEO) đã xây dựng một hệ thống tự động đánh giá sinh khối và đếm số cá ngừ vây xanh được khai thác để góp phần bảo vệ loài này.
Hệ thống được thiết kế trong khuôn khổ dự án BIACOP của Châu Âu, kết hợp các hệ thống đo âm thanh để đếm và hình ảnh lập thể để có được các kích thước 3D của cá ngừ. Và theo IEO, hiện tại thì biên độ sai số về sinh khối của các hệ thống tính toán về hạn ngạch đánh bắt được thiết lập bởi Ủy ban Quốc tế về bảo tồn cá ngừ Đại Tây Dương (the International Commission for the Conservation of Atlantic Tunas - ICCAT) đã giảm xuống 20%.
Gabriela Andreu, một nhà nghiên cứu, giải thích: “Ý tưởng là chỉ đánh bắt và chuyển sang các lồng nuôi vỗ béo theo số lượng của các mẫu cá ngừ vây xanh được cho phép”.
Cho đến nay, việc đếm cá ngừ khi chuyển từ lồng nhốt sang lồng nuôi vỗ béo được thực hiện bởi một người điều khiển bằng phần mềm cơ bản và bằng tay. Andreu cho biết thêm: “Điều này làm cho biên độ sai số cao hơn và việc đánh giá quá cao được thực hiện nhiều lần, đặc biệt là do những tình huống mà người vận hành không có được những hình ảnh rõ ràng.
Trong khuôn khổ của dự án BIACOP, một hệ thống đo đạc sinh khối đã được xây dựng để chuyển giữa các lồng cá ngừ vây xanh. Hệ thống này sử dụng kỹ thuật âm thanh và quang học. Nó được dựa trên một hệ thống đồng bộ của máy quay video và máy dò tiếng âm vang chính xác. Dự án được phối hợp bởi giám đốc Trung tâm Hải dương học Murcia của IEO và được tài trợ bởi Chương trình kiểm soát của EU về hoạt động đánh bắt.
Giám đốc Trung tâm Hải dương học Murcia, Fernando de la Gandara, cho biết: “Các kết quả thu được có thể góp phần đáng kể cho việc phục hồi quần thể và tính bền vững của nghề cá liên quan đến loài điển hình này, loài đã cung cấp thực phẩm cho cư dân Địa Trung Hải trong hàng triệu năm”.
Để thực hiện các phép đo, một cơ sở đã được xây dựng bằng vật liệu tương tự như của các trang trại biển, được lắp đặt giữa hai lồng. Trong quá trình chuyển cá ngừ, hệ thống đo lường của các camera lập thể được phát triển bởi Viện Ai2-UPV đã quay phim cá, ghi lại kích thước 3D. Lần lượt, một hệ thống màn âm thanh dựa trên máy dò tiếng âm vang chính xác và một bộ chuyển đổi siêu âm thu thập thông tin từ những tiếng vang của cá tạo thuận lợi cho việc đếm.
Với kết quả thu được, phần mềm đã được phát triển và bằng cách kết hợp dữ liệu âm thanh và thị giác, kết quả được tính với tỷ lệ thành công 95% và ước lượng sinh khối chính xác hơn nhiều so với các phép đo truyền thống.
Andreu cho biết thêm: “Dự án BIACOP đã làm cho quy trình tính toán hoàn toàn tự động. Ý định là hệ thống được công nhận và bắt buộc, và tất cả các quốc gia đều sử dụng các tiêu chuẩn như nhau để đảm bảo sự bền vững của các loài cá ngừ này”.
Có thể bạn quan tâm
Pepsin là một trong những enzyme không thể thiếu trong khẩu phần ăn của cá da trơn nói chung và cá tra nói riêng vì chúng góp phần tăng sản lượng vụ nuôi.
Tại Anh, các nhà khoa học đang thử nghiệm việc nhân giống tôm hùm bằng con đường sinh sản nhân tạo như một biện pháp giúp nghề đánh bắt tôm hùm phát triển
Loại trừ có nghĩa là loại bỏ vật mang mầm bệnh ra khỏi ao của bạn. Nhưng nếu mầm bệnh là vi khuẩn hoặc độc tố, chúng ta không thể loại trừ nó; mà phải giới hạn