Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi bò

Thiết bị giúp tăng sản lượng bò thịt ở Ác-hen-ti-na

Thiết bị giúp tăng sản lượng bò thịt ở Ác-hen-ti-na
Tác giả: NMT (Theo physorg)
Ngày đăng: 04/05/2016

Enrique Turin, một giáo sư tại Đại học Quốc gia Tây bắc Buenos Aires đã sáng chế và sản xuất thiết bị này.

Phát minh này đã được cấp bằng sáng chế tại Ác-hen-ti-na và Liên minh châu Âu.

Vòng tránh thai được thiết kế cho các con bò cái đã sinh 5-7 con bê và người chăn nuôi gia súc quyết định vỗ béo các con bò này để giết mổ.

Thiết bị này có giá thành khá rẻ là 3 USD.

Khoảng 2,5 triệu vòng tránh thai trâu, bò đã được xuất khẩu đến pazil, một trong những quốc gia chăn nuôi bò thịt lớn nhất thế giới và Tây Ban Nha.

Các con bò cái cần phải được đưa đến lò mổ trong tình trạng tử cung trống rỗng, tuy nhiên tại Ác-hen-ti-na, khoảng 1 triệu con bò cái đã mang thai khi đưa đến lò mổ.

Điều này gây ảnh hưởng đến sản lượng bò thịt tại một trong những quốc gia có sản lượng cao nhất thế giới.

Khi các con bò cái đã được chủ định dành cho giết mổ mà mang thai, mỗi con bò này sẽ bị mất đi 10 kg thịt do các chất dinh dưỡng để vỗ béo bò lại dành để nuôi bào thai.

Khi sử dụng thiết bị tránh thai cho các con bò cái được nuôi để vỗ béo, lượng thịt thu được trên mỗi con bò sẽ tăng 5%.

Chính phủ Ác-hen-ti-na đặc biệt quan tâm đến các sáng chế trong ngành chăn nuôi gia súc.

Thứ trưởng Bộ Chăn nuôi Alejandro Lotti cho biết Năm nay, chính phủ nước này đã đồng ý tài trợ cho việc phân phối 440.000 thiết bị tránh thai cho bò trong vòng hơn hai năm cho các chủ trang trại chăn nuôi gia súc nhỏ và vừa.

Khoảng 20.000 trang trại với quy mô 200 đầu gia súc sẽ được hưởng lợi từ chương trình này.

Theo số liệu của chính phủ, Ác-hen-ti-na hiện có 58 triệu đầu gia súc.

Việc sử dụng rộng rãi thiết bị tránh thai này sẽ cách mạng hóa ngành chăn nuôi gia súc nơi bò đực và bò cái được chăn thả lẫn lộn.

Thịt đỏ là một thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của người dân Ác-he-ti-na, nhưng tiêu thụ thịt đỏ đã giảm 50% trong giai đoạn từ 1958-2011.

Hiện tại, tiêu thụ thịt bò bình quân đầu người là 53,4 kg một năm, giảm từ con số 98,4 kg trước đây.

Số lượng nông dân chăn nuôi bò thịt cũng giảm.

Nhiều chủ trang trại đã bán đi đàn gia súc của họ trong bối cảnh hạn hán và những bất đồng về chính sách của chính phủ.

Một số chủ trang trại này chuyển sang trồng đậu tương, nông sản có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất hiện nay của Ác-hen-ti-na.


Có thể bạn quan tâm

Phân tích DNA có thể giúp lựa chọn các giống bò tốt nhất Phân tích DNA có thể giúp lựa chọn các giống bò tốt nhất

Cho đến nay, ngành sản xuất chăn nuôi bò thịt vẫn đang sử dụng các công nghệ thấp để đánh giá chất lượng thịt bò như đánh giá dựa trên trọng lượng thịt và tỷ lệ mỡ và thịt. Tuy nhiên, các phương pháp truyền thống như vậy có thể thiếu khả năng cạnh tranh ở quy mô công nghiệp.

28/04/2016
Trong chăn nuôi bò thịt, giai đoạn bê sữa góp phần tạo ra các khí gây hiệu ứng nhà kính Trong chăn nuôi bò thịt, giai đoạn bê sữa góp phần tạo ra các khí gây hiệu ứng nhà kính

Các nhà khoa học từ lâu đã biết rằng, gia súc tạo ra khí các-bon đioxyt và mê-tan trong suốt cuộc đời của chúng, nhưng một nghiên cứu mới đây đã xác định chính xác là giai đoạn bê sữa được cho là một giai đoạn chính góp phần vào khí gây hiệu ứng nhà kính trong quá trình chăn nuôi bò.

02/05/2016
Nghiên cứu mối liên hệ giữa tính khí của gia súc với các đặc tính sản xuất, miễn dịch Nghiên cứu mối liên hệ giữa tính khí của gia súc với các đặc tính sản xuất, miễn dịch

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và các nhà khoa học trường đại học đã phát hiện ra rằng, tính khí của gia súc ảnh hưởng đến cách thức xử lý của động vật, cách thức hoạt động và phản ứng với bệnh của chúng.

02/05/2016