Thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa) thí điểm mô hình nuôi cá đù đỏ thương phẩm
100% con giống và 30% thức ăn cho cá được ngân sách tỉnh hỗ trợ miễn phí. Kỹ thuật nuôi đơn giản, giá trị thành phẩm cao, đem lại hiệu quả kinh tế cho các chủ đồng nuôi. Sau thời gian nuôi 10 tháng, trọng lượng cá đạt từ 1kg đến 1,2kg, giá thành sản phẩm từ 120.000 đồng/kg - 180.000 đồng/kg.
Sau thí điểm nuôi tại 2 hộ trên đạt hiệu quả, thị xã sẽ tuyên truyền, vận động các chủ đồng nuôi nhân rộng mô hình nuôi cá đù đỏ thương phẩm tại nhiều diện tích đồng nuôi khác, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của nhân dân và khách du lịch.
Có thể bạn quan tâm
Những diện tích lúa xã Quảng Công (huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế), bị nước mặn xâm thực hàng năm, sau khi thu hoạch các hộ dân đưa thêm mô hình nuôi tôm rảo ngay trên ruộng, mang lại thu nhập khá, đang là hướng đi mới của bà con nông dân.
Tính đến 13/5/2016, tổng diện tích thả nuôi của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đạt 546.774ha, sản lượng đã thu hoạch đạt 90.948 tấn, trong đó: tôm sú đạt gần 62 ngàn tấn; tôm thẻ chân trắng trên 29 ngàn tấn. Theo số liệu của Cục Thú y, tổng diện tích nuôi tôm của các tỉnh (ĐBSCL) bị thiệt hại là khoảng 23 nghìn ha, tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2015.
Xã Hải Ninh (Hải Hậu, Nam Định) giáp sông Ninh Cơ, rất phù hợp cho việc phát triển nghề nuôi thủy sản. Tận dụng những lợi thế thiên nhiên ưu đãi, cùng với việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, nâng cao thu nhập, từ hơn chục năm nay nhiều hộ dân trong xã đã đưa ếch Thái Lan về nuôi và đạt được hiệu quả kinh tế cao.