Trang chủ / Thống kê / Thống kê nông sản

Thị trường xuất khẩu hạt tiêu tháng 1/2021

Thị trường xuất khẩu hạt tiêu tháng 1/2021
Tác giả: Thủy Chung
Ngày đăng: 02/03/2021

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt tiêu tháng 1/2021 đạt 16.896 tấn, trị giá 48,72 triệu USD.

Xuất khẩu hạt tiêu tháng 1/2021 đạt 16.896 tấn, trị giá 48,72 triệu USD, giảm 18,54% về lượng và giảm 8,67% về trị giá so với tháng 12/2020, so với tháng 1/2020 tăng 14,43% về lượng và tăng 35,38% về trị giá.

Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong tháng 1 đạt 2.884 USD/tấn, tăng 4,23 % so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 12/2020.

Thông tin từ tieudung.vn, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), cho biết, năm 2021 sản lượng tiêu có thể giảm 25-30% so với năm 2020 xuống khoảng 168 - 180 nghìn tấn. Tuy nhiên, giá tiêu trong năm 2021 khó tăng mạnh vì cung vẫn vượt cầu. Dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp khiến các nhà hàng phải đóng cửa kéo theo nhu cầu giảm mạnh. Thêm vào đó, doanh nghiệp hiện vẫn đang thiếu container rỗng để xuất hàng đi, giá cước tăng cao nên tình hình càng khó khăn hơn. Ngoài ra, các nước sản xuất tiêu lớn khác như Brazil, Campuchia tăng sản lượng nên càng gây áp lực lên giá. Xuất khẩu hạt tiêu giảm là bởi mất cân đối cung - cầu. Khi cung về diện tích, năng suất, sản lượng của cả Việt Nam và thế giới tăng cao trong những năm gần đây thì nhu cầu hồ tiêu chỉ tăng ở mức độ 2 - 2,5%/năm.

Sản lượng hồ tiêu hàng năm của Việt Nam đạt khoảng 170.000 tấn, trong đó xuất khẩu chiếm đến gần 95%, tiêu thụ nội địa khoảng 5%. Sản phẩm hồ tiêu chế biến chủ yếu bao gồm: Tiêu đen, tiêu trắng, tiêu nghiền bột; ngoài ra còn có các sản phẩm có số lượng ít như: tiêu đỏ, tiêu xanh, tiêu đỏ ngâm nước muối,... Tuy nhiên, cơ cấu sản phẩm hồ tiêu chế biến chưa hợp lý, tiêu trắng (tiêu sọ) có giá trị gia tăng cao chỉ chiếm 10 - 15% tổng sản lượng.

Hồ tiêu Việt Nam chủ yếu vẫn xuất thô, luôn cạnh tranh bằng giá ở phân khúc thấp. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành hàng hạt tiêu có 18 nhà máy chế biến quy mô công nghiệp, tổng công suất khoảng 70.000 - 80.000 tấn/năm; trong đó có 14 nhà máy có công nghệ khá hiện đại, có sản phẩm chế biến đạt các tiêu chuẩn quốc tế: ESA, ASTA... Tỷ lệ sử dụng công suất thiết kế bình quân là 56,4%. Chế biến công nghiệp chiếm khoảng 65% sản lượng.

Về chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm, hạt tiêu Việt Nam đã bị một số thị trường cảnh báo về vấn đề an toàn thực phẩm và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, nhiễm nấm mốc, vi khuẩn Salmonella SPP.


Có thể bạn quan tâm

Thị trường lúa gạo tuần đến 27/2:Giá gạo nguyên liệu và thành phẩm XK giảm nhẹ Thị trường lúa gạo tuần đến 27/2:Giá gạo nguyên liệu và thành phẩm XK giảm nhẹ

Trong tuần qua từ 22-27/2 giá gạo nguyên liệu và thành phẩm xuất khẩu giảm nhẹ.

02/03/2021
Thị trường ngũ cốc thế giới ngày 27/02/2021: Nhà đầu tư chốt lời cuối tháng gây áp lực Thị trường ngũ cốc thế giới ngày 27/02/2021: Nhà đầu tư chốt lời cuối tháng gây áp lực

Thị trường ngũ cốc thế giới ngày 27/02/2021: Nhà đầu tư chốt lời cuối tháng gây áp lực lên giá ngũ cốc

02/03/2021
Sản lượng hạt tiêu toàn cầu kết thúc một thập kỷ tăng 72% Sản lượng hạt tiêu toàn cầu kết thúc một thập kỷ tăng 72%

Cuối năm 2020, tổng nhập khẩu của 8 nước tiêu thụ hạt tiêu lớn nhất thế giới đạt 15.503 tấn. Sản lượng hạt tiêu toàn cầu năm 2020 đạt 561.500 tấn

02/03/2021