Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Thị trường tôm thế giới liệu có dư cung?

Thị trường tôm thế giới liệu có dư cung?
Tác giả: Sơn Trang
Ngày đăng: 02/04/2018

Sản lượng tôm đang được dự báo sẽ tăng mạnh ở nhiều nước sản xuất lớn trong những tháng tới. Điều này liệu có làm dư cung tôm trên toàn cầu?

Chế biến tôm xuất khẩu

Theo các chuyên gia ngành tôm quốc tế, từ tháng 4 trở đi, sản lượng tôm ở các nước XK lớn tại châu Á như Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia sẽ tăng lên do vào vụ thu hoạch. Một nước XK tôm lớn ở khu vực Nam Mỹ là Ecuador cũng có dấu hiệu tăng sản lượng trong những tháng tới. Sở dĩ các chuyên gia đưa ra nhận định trên là vì từ đầu năm đến nay, ở các nước nuôi nói trên, không có thông tin về dịch bệnh và vụ tôm đang có triển vọng khá tốt.

Trước đó, đầu năm nay, tại Hội nghị Thị trường Thủy sản Toàn cầu (GSMC), nhóm nghiên cứu thị trường của Hội nghị, đã thông tin rằng sản lượng tôm thế giới trong năm nay có thể vượt mức 3,5 triệu tấn, nhờ sản lượng tăng ở Ấn Độ, Ecuador, Việt Nam… và sản lượng tôm phục hồi ở Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia…

Cụ thể, theo nhóm nghiên cứu này, trong năm 2018, sản lượng tôm Ấn Độ ước tính có thể đạt 697.000 tấn (năm ngoái ước tính 566.000 tấn), Ecuador 531.000 tấn (năm ngoái 469.000 tấn), Việt Nam 470.000 tấn, Trung Quốc 625.000 tấn (năm ngoái 525.000 tấn), Indonesia 335.000 tấn (năm ngoái 305.000 tấn)…

Với việc sản lượng tôm dự kiến tăng mạnh tại nhiều nước sản xuất lớn, một câu hỏi đang được đặt ra là liệu làm làm dư cung trên thị trường tôm toàn cầu? Ông Jim Gulkin, CEO của Siam Canadian Group, cho rằng, do sản lượng tăng mạnh nên giá tôm trên toàn cầu có thể ổn định hoặc giảm trong 6 tháng tới cho tới khi các nhà NK trở lại với những đơn hàng lớn.

Một điều đáng chú ý là sản lượng tôm tăng mạnh tại một số nước nhiều khả năng sẽ không mấy ảnh hưởng tới thị trường tôm thế giới. Chẳng hạn, tại thị trường Trung Quốc, tuy sản lượng có thể tăng khá so năm 2017, nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với nhu cầu tiêu thụ nội địa, nên nước này vẫn phải NK tôm với khối lượng lớn. Nên nhớ, trước đây, Trung Quốc từng sản xuất tới hơn 1 triệu tấn tôm/năm, nên sản lương dự tính 625.000 tấn trong năm nay, mới chỉ bằng khoảng 1 nửa so với khi nghề nuôi tôm nước này đạt sản lượng cao nhất. Dĩ nhiên, việc sản lượng tôm Trung Quốc trong năm nay có thể tăng tới 100.000 tấn so năm ngoái, cũng có thể khiến nhu cầu NK tôm của nước này giảm đi phần nào.

Tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển, đang được coi là động lực làm tăng nhanh nhu cầu tiêu thụ tôm ở Thái Lan. Do đó, việc phục hồi sản lượng tôm ở nước này, được đánh giá là chưa có nhiều ảnh hưởng tới thị trường tôm thế giới trong năm nay, nhất là tại thị trường EU. Tại một số nước nuôi tôm lớn khác ở châu Á, nhu cầu tiêu thụ nội địa cũng đang tăng lên cùng với sự gia tăng dân số ở tầng lớp trung lưu.

Mặt khác, sản lượng tôm toàn cầu tăng như trên đến nay vẫn chỉ là dự báo. Nguồn cung tôm trên thế giới vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi những diễn biến bất thường của thời tiết, khí hậu tại các nước sản xuất. Trong khi đó, dịch bệnh và các vấn đề sau dịch bệnh vẫn đang là mối đe dọa tới sản lượng tôm ở nhiều nước sản xuất lớn như Thái Lan, Trung Quốc…


Có thể bạn quan tâm

Khuyến khích nuôi tôm theo hướng VietGAP Khuyến khích nuôi tôm theo hướng VietGAP

Áp dụng VietGAP trong nuôi tôm nước lợ là hướng phát triển bền vững, khắc phục tình trạng bấp bênh, rủi ro kéo dài trong thời gian qua

31/03/2018
Hiệu quả từ trồng rong câu chỉ vàng Hiệu quả từ trồng rong câu chỉ vàng

Nhiều năm qua, người dân ở thôn Hòa Bình đã chuyển hồ nước mặn nuôi tôm sang trồng rong câu chỉ vàng cho thu nhập rất cao

31/03/2018
Hiệu quả từ nuôi tôm ứng dụng công nghệ mới Hiệu quả từ nuôi tôm ứng dụng công nghệ mới

Vài năm trở lại đây, nuôi tôm ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao (CNC) mang lại kết quả, lợi nhuận cao hơn.

31/03/2018