Thị trường nguyên liệu - Giá ngô và đậu tương hồi phục
Thị trường thức ăn chăn nuôi (TĂCN) thế giới trong ngày đồng loạt tăng, trong đó đậu tương tăng 0,2%, ngô tăng 0,2% và lúa mì tăng 0,1%.
Vào lúc 8h20 ngày 22/7/2020 (giờ Việt Nam), giá ngô và đậu tương tại Mỹ tăng được hỗ trợ bởi nhu cầu của Trung Quốc tăng mạnh, song điều kiện trồng trọt khắp khu vực Trung tây Mỹ thuận lợi đã hạn chế đà tăng.
Giá lúa mì tăng phiên thứ 2 liên tiếp.
Giá ngô kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Chicago tăng 0,2% lên 3,31-1/2 USD/bushel, sau khi giảm 1,6% trong phiên trước đó.
Giá đậu tương kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn Chicago tăng 0,2% lên 8,94-3/4 USD/bushel và giá lúa mì kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Chicago tăng 0,1% lên 5,28-1/2 USD/bushel.
Kể từ ngày 10/7/2020, Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết Trung Quốc đã mua 3,259 triệu tấn ngô Mỹ, cùng với 1,298 triệu tấn đậu tương và 320.000 tấn lúa mì cứng.
Trung Quốc mua 1 lượng nhỏ đậu tương Mỹ phiên thứ 2 liên tiếp trong ngày 21/7/2020. Nước này đã mua 126.000 tấn đậu tương trong năm marketing 2020/21.
Động thái bán gạo và lúa mì ra thị trường nội địa Trung Quốc để thay thế ngô đắt tiền có thể giảm nhu cầu nhập khẩu nông sản của Mỹ.
Trung Quốc có kế hoạch sẽ bán gạo và lúa mì từ kho dự trữ nhà nước cho các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, thay thế ngô giá cao.
Xuất khẩu đậu tương của Brazil trong tháng 7/2020 dự kiến sẽ đạt 8,8 triệu tấn, tăng so với 6 triệu tấn tháng 7/2019.
Chứng khoán châu Á giảm sau bình luận của Tổng thống Mỹ Donald Trump liên quan đến các trường hợp nhiễm virus corona mới của nước này tăng, làm lu mờ sự gia tăng của chứng khoán phố Wall.
Có thể bạn quan tâm
Giá lợn hơi trong tuần vẫn duy trì ở mức cao. Trước nhiều khó khăn dịch bệnh và rủi ro thị trường, bộ NN-PTNT sẽ tạo thêm điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp có
Thị trường nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới 21/07/2020: Giá lúa mì giảm từ mức cao nhất gần 3 tháng
Hiện người chăn nuôi vẫn chưa mạnh dạn tái đàn, người giết mổ nhỏ lẻ không trực tiếp mua được heo thịt từ các doanh nghiệp mà phải qua nhiều khâu trung gian