Trang chủ / Thống kê / Thống kê chăn nuôi

Thị trường nguyên liệu - Giá lúa mì tăng do lo ngại nguồn cung

Thị trường nguyên liệu - Giá lúa mì tăng do lo ngại nguồn cung
Tác giả: Vũ Lanh - VITIC/Reuters
Ngày đăng: 31/03/2020

Thị trường thức ăn chăn nuôi (TĂCN) thế giới trong ngày biến động trái chiều, trong đó đậu tương tăng 1,1% và lúa mì tăng 0,7% song ngô giảm 0,4%.

Giá đậu tương tăng do nước nhập khẩu hàng đầu – Trung Quốc – đối mặt với nguồn cung thiếu hụt. Giá ngô giảm do triển vọng nhu cầu suy yếu.

Vào lúc 10h28 ngày 30/3/2020 (giờ Việt Nam), giá lúa mì tại Mỹ tăng phiên thứ 2 liên tiếp khi nước cung cấp hàng đầu thế giới – Nga – đề xuất hạn chế xuất khẩu, trong bối cảnh đại dịch virus corona lây lan mạnh làm gia tăng mối lo ngại về nguồn cung lương thực toàn cầu.

Giá đậu tương được hậu thuẫn bởi nguồ cung tại nước nhập khẩu hàng đầu – Trung Quốc – suy giảm, trong khi giá ngô giảm do triển vọng nhu cầu đối với nhiên liệu ethanol sản xuất từ ngô suy yếu bởi giá dầu thô giảm. Những mặt hàng chủ lực như lúa mì và gạo có nhu cầu tăng cao.

Giám đốc chiến lược nông nghiệp Tobin Gorey thuộc Commonwealth Bank of Australia cho biết: “Nhu cầu thực phẩm sẽ không thay đổi nhiều nhưng có một số sự chyển đổi từ thực phẩm đắt tiền sang trọng sang thực phẩm tiêu chuẩn rẻ hơn. Tuy nhiên, dịch bệnh buộc người dân phải ở nhà nhiều hươn và giao tiếp xã hội ít hơn. Điều này gây ra 1 sự thay đổi rất lớn và rất đột ngột từ việc tiêu thụ thực phẩm được chuẩn bị bên ngoài nhà sang thực phẩm được buẩn bị ở nhà”.

Giá lúa mì kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn Chicago tăng 0,7% lên 5,75-1/2 USD/bushel, giá đậu tương kỳ hạn tháng 5/2020 tăng 1,1% lên 8,91-1/2 USD/bushel. Giá ngô kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn Chicago giảm 0,4% xuống 3,44-1/2 USD/bushel.

Bộ Nông nghiệp Nga đề xuất hạn chế xuất khẩu ngũ cốc trong 3 tháng, làm gia tăng lo ngại các biện pháp của nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới có thể được kéo dài.

Giá lúa mì cũng được hậu thuẫn do hoạt động mua các mặt hàng chủ lực trong giai đoạn khủng hoảng virus corona, thúc đẩy nhu cầu mua đầu cơ.

Các nhà phân tích dự kiến, diện tích gieo trồng ngô của Mỹ sẽ đạt 94,3 triệu acre, tăng so với 89,7 triệu acre năm 2019 và diện tích trồng đậu tương ở mức 84,9 triệu acre, tăng so với 76,1 triệu acre năm 2019, khi thời tiết xấu ảnh hưởng đến sự phát triển cây trồng.

Các nhà chế biến đậu tương Trung Quốc lo ngại virus corona lây lan tại các nước xuất khẩu lớn có thể khiến nguồn cung thiếu hụt, một số nhà máy tại nước mua lớn nhất thế giới đã quay trở lại hoạt động sản xuất.

Sở giao dịch ngũ cốc Buenos Aires Argentina giảm ước tính sản lượng đậu tương của nước này niên vụ 2019/20 xuống 52 triệu tấn, so với 54,5 triệu tấn dự báo trước đó do thời tiết khô và nóng.

Giá dầu thô giảm trong ngày 30/3/2020, sau khi giảm mạnh trong tuần trước đó do đại dịch virus corona toàn cầu trở nên tồi tệ hơn và cuộc chiến giá cả giữa Saudi Arabia- Nga không có dấu hiệu suy giảm.


Có thể bạn quan tâm

Thị trường nguyên liệu - Giá ngô tăng hơn 1% Thị trường nguyên liệu - Giá ngô tăng hơn 1%

Thị trường nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới 24/03/2020: Giá lúa mì giảm 1% do đồng USD tăng mạnh

25/03/2020
Thị trường nguyên liệu - Giá lúa mì giảm từ mức cao nhất 2 tháng Thị trường nguyên liệu - Giá lúa mì giảm từ mức cao nhất 2 tháng

Thị trường nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới 26/03/2020: Giá lúa mì giảm từ mức cao nhất 2 tháng

27/03/2020
Thị trường nguyên liệu - Giá đậu tương có tuần tăng mạnh nhất 6 tháng Thị trường nguyên liệu - Giá đậu tương có tuần tăng mạnh nhất 6 tháng

Thị trường nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới 27/03/2020: Giá đậu tương có tuần tăng mạnh nhất 6 tháng

27/03/2020