Thị trường dầu cọ thế giới ngày 23/02: Giá tăng do nguồn cung thắt chặt
Giá dầu cọ Malaysia đóng cửa phiên 22/02/2021 tăng tiếp cùng với đà tăng của các loại dầu cạnh tranh, do nguồn cung đậu tương của Mỹ được dự báo sẽ bị thắt chặt vào năm 2022, nhưng kỳ vọng sản lượng dầu cọ tăng lên sẽ giúp hạn chế đà tăng.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Bursa Malaysia đóng cửa tăng 18 ringgit, tương đương 0,51% lên 3.540 ringgit (876,24 USD)/tấn. Trong phiên, giá dầu cọ đã tăng tới 2,7%.
Nguồn cung dầu cọ và các loại dầu thực vật khác bị thắt chặt, cùng với thuế xuất khẩu của Indonesia tăng lên đã tác động lên giá dầu cọ thô hàng tháng, theo người đứng đầu của CGS-CIMB Research.
Nguồn cung dầu ăn toàn cầu được dự kiến sẽ hồi phục vào nửa cuối năm, mặc dù tình trạng khan hiếm lao động ở Malaysia, thời tiết bất ổn sẽ khiến giá dầu cọ thô cao hơn mức trung bình 10 năm trong niên vụ 2021/22 tới.
Xuất khẩu dầu cọ thô của Malaysia trong 20 ngày đầu tháng 2/2021 tăng 10,3 – 14,9% so với cùng kỳ năm trước.
Theo các thương nhân, các nhóm ngành dầu thực vật dự báo sản lượng trong cùng thời kỳ có thể sẽ tăng tới 15%.
Dự trữ đậu tương của Mỹ được dự báo tăng nhẹ vào cuối năm marketing 2021/22, theo USDA.
Giá dầu đậu tương trên sàn Đại Liên tăng 2% trong khi giá dầu cọ tăng 2,3%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương tăng 0,06%.
Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Có thể bạn quan tâm
Dự trữ ngô và đậu tương của Mỹ dự kiến chỉ tăng nhẹ vào cuối năm tiếp thị 2021/22.
Giá lúa mì giảm do lo ngại thời tiết lạnh đe dọa vụ mùa của Mỹ ảnh hưởng đến sản xuất. Đậu tương tăng phiên thứ ba liên tiếp, trong khi ngô tăng 0,4%.
Tại An Giang giá lúa hôm nay giảm nhẹ, giá gạo ổn định.