Trang chủ / Thống kê / Thống kê nông sản

Thị trường dầu cọ thế giới ngày 11/6/2020: Giá tăng do xuất khẩu trong tháng 6/2020 vững

Thị trường dầu cọ thế giới ngày 11/6/2020: Giá tăng do xuất khẩu trong tháng 6/2020 vững
Tác giả: Vũ Lanh - VITIC/Reuters
Ngày đăng: 12/06/2020

Các đồn điền bước vào chu kỳ sản xuất cao. Xuất khẩu dầu cọ trong tháng 6/2020 tăng mạnh kéo tồn trữ giảm.

Giá dầu cọ tại Malaysia ngày 11/6/2020 tăng trở lại sau khi giảm mạnh (1,6%) trong phiên trước đó, được thúc đẩy bởi xuất khẩu dầu cọ trong 10 ngày đầu tháng 6/2020 tăng, khi nhiều quốc gia nới lỏng các hạn chế virus corona.

Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn Bursa Malaysia tăng 29 ringgit tương đương 1,23% lên 2.378 ringgit (559,53 USD)/tấn.

Xuất khẩu dầu cọ Malaysia trong 1-10/6/2020 tăng 60-64% so với cùng kỳ tháng trước đó.

Các thương nhân và các nhà phân tích dự kiến xuất khẩu trong tháng 6/2020 sẽ tăng mạnh, với nước nhập khẩu dầu thực vật lớn nhất thế giới - Ấn Độ - nối lại các hoạt động mua từ Malaysia, có lợi thế cạnh tranh hơn so với Indonesia sau khi nước này miễn thuế xuất khẩu dầu cọ trong năm nay.

Dự kiến các hoạt động sẽ phục hồi vào tháng 6 và tháng 7/2020, trong bối cảnh thuế xuất khẩu tại Malaysia bằng 0 và mức tồn trữ dầu cọ tại Trung Quốc và Ấn Độ ở mức thấp, Ivy Ng, người đứng đầu khu vực nghiên cứu đồn điền thuộc CIMB Investmen Bank cho biết.

Giá dầu cọ giảm trong phiên trước đó do dự báo sản lượng trong tháng 6/2020 tăng.

Sản lượng dầu cọ trong tháng 6/2020 có thể tăng 5,3% so với tháng 5/2020 lên 1,74 triệu tấn, Adrian Kok, nhà phân tích thuộc Kenanga Investment Bank cho biết.

Tồn trữ dầu cọ tại Malaysia giảm 0,5% xuống 2,03 triệu tấn tính đến cuối tháng 5/2020 so với tháng trước đó, Ủy ban Dầu cọ Malaysia cho biết.

Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương giảm 0,35%, trong khi giá dầu cọ giảm 0,28%. Giá dầu đậu tương trên sàn Chicago giảm 0,07%.

Giá dầu cọ bị ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh tranh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.

Giá dầu cọ có thể duy trì ổn định ở mức hỗ trợ 2.342 ringgit/tấn và có thể tăng lên 2.394 ringgit/tấn, nhà phân tích Wang Tao cho biết.


Có thể bạn quan tâm

Thị trường nông sản ngày 10/6: 70.000 tấn vải thiều Bắc Giang sẽ được XK sang Trung Quốc Thị trường nông sản ngày 10/6: 70.000 tấn vải thiều Bắc Giang sẽ được XK sang Trung Quốc

Dự kiến sản lượng vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) xuất khẩu sang Trung Quốc tại niên vụ năm 2020 qua các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn sẽ đạt khoảng 70.000 tấn.

11/06/2020
Thị trường nông sản ngày 11/6: Bộ Công Thương đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến tiêu thụ vải Thị trường nông sản ngày 11/6: Bộ Công Thương đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến tiêu thụ vải

Rau củ đa dạng tại Co.op Mart, với bắp cải trắng, khổ qua, khoai mỡ, su su… đồng loạt được giảm đến 20%.

12/06/2020
Giá gạo 11/6/2020 ổn định, cơ hội xuất khẩu từ EVFTA Giá gạo 11/6/2020 ổn định, cơ hội xuất khẩu từ EVFTA

Giá gạo nguyên liệu và gạo thành phẩm IR 504 vẫn giữ giá của ngày hôm qua; nguồn gạo OM 5451 về nhiều; giá gạo tại An Giang giảm.

12/06/2020