Trang chủ / Thống kê / Thống kê nông sản

Thị trường cà phê tuần 31: Giá giảm nhẹ do áp lực bán hàng vụ mới

Thị trường cà phê tuần 31: Giá giảm nhẹ do áp lực bán hàng vụ mới
Tác giả: Phạm Hoà - VITIC/Reuters
Ngày đăng: 06/08/2019

Tính cả phiên thứ 7 cuối tuần, giá cà phê các tỉnh Tây Nguyên có 1 phiên đi ngang, 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, dao động quanh mức 32.000 – 32.900 đồng/kg. Tính chung cả tuần, giá cà phê đã sụt giảm 200 - 300 đồng/kg ở nhiều tỉnh khu vực trọng điểm.

Các thương nhân chào bán robusta loại 2, với 5% đen và vỡ với giá cộng 130 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 9/2019 ở phiên liền trước trên sàn London. Tại Lumpung (Indonesia), cà phê robusta được chào giá cộng 150 – 200 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 9/2019 của phiên liền trước trên sàn London, tăng so với mức cộng 150 USD/tấn cách đây một tuần.

Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam với mục tiêu đặt ra là xuất khẩu đem về 3,74 tỉ USD trong năm 2019. Trong 6 tháng đầu năm 2019, cả nước xuất khẩu 919.038 tấn cà phê, thu về gần 1,57 tỉ USD, giá trung bình 1.706 USD/tấn, giảm cả về lượng, về kim ngạch và giảm về giá so với cùng kỳ năm 2018.

Đức là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại cà phê của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm, chiếm trên 14,8% trong tổng lượng cà phê xuất khẩu của cả nước đạt 136.180 tấn, tương đương 214,4 triệu USD, giá 1.574,4 USD/tấn, giảm hơn 13% về kim ngạch và về giá so với cùng kỳ năm 2018.

Đông Nam Á là thị trường lớn thứ 2 về tiêu thụ cà phê Việt Nam, đạt 101.520 tấn, tương đương 202,48 triệu USD, cũng giảm cả về lượng và giảm về kim ngạch so với cùng kỳ.

Thị trường Mỹ xếp thứ 3 về tiêu thụ cà phê, chiếm gần 10% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước, đạt 89.249 tấn, trị giá 147,02 triệu USD, giảm 27,8% về kim ngạch, giảm 14,9% về giá so với cùng kỳ.

Như vậy, cả 3 thị trường xuất khẩu cà phê lớn của Việt Nam đều sụt giảm trong 6 tháng qua. Nhưng giảm mạnh nhất là thị trường Indonesia, giảm 74% cả về lượng và kim ngạch, đạt 13.849 tấn. Chỉ có một vài thị trường xuất khẩu tăng cả lượng và kim ngạch là Philippines Malaysia và Canada.

Theo Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản, xuất khẩu cà phê tháng 7/2019 ước đạt 157 nghìn tấn với giá trị đạt 253 triệu USD, lũy kế xuất khẩu cà phê 7 tháng đầu năm 2019 ước đạt 1,08 triệu tấn và 1,82 tỷ USD, giảm 8,2% về khối lượng và giảm 19,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Tồn kho cà phê khả dụng tại các vùng tiêu thụ lớn thế giới được ghi nhận ở mức cao. Theo các báo cáo, khối lượng tồn kho này tại Bắc Mỹ, Nhật Bản và EU đạt khoảng 706.223 tấn. Riêng tại EU, lượng tồn kho đó đã đủ an toàn cho sử dụng trong vòng 13-14 tuần. Do Brazil vào chu kỳ mất mùa, niên vụ mới 2019/20, thế giới có thể thiếu hụt chừng 2,5 triệu tấn.


Có thể bạn quan tâm

Nửa đầu năm 2019, giá mặt hàng nông sản xu hướng giảm kéo dài Nửa đầu năm 2019, giá mặt hàng nông sản xu hướng giảm kéo dài

Dẫn nguồn tin báo Thanh Niên, trong nửa đầu năm 2019, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục kéo dài chuỗi ngày giảm giá do thị trường thế giới

02/08/2019
Giá lúa mì Nga duy trì vững do nguồn cung giảm Giá lúa mì Nga duy trì vững do nguồn cung giảm

Giá xuất khẩu lúa mì Nga trong tuần kết thúc ngày 26/7/2019 duy trì vững so với tuần trước đó, được hỗ trợ bởi dự báo sản lượng vụ thu hoạch và xuất khẩu giảm.

02/08/2019
Thị trường lúa gạo Châu Á: Giá giảm ở Việt Nam, tăng ở Thái Lan Thị trường lúa gạo Châu Á: Giá giảm ở Việt Nam, tăng ở Thái Lan

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm trong tuần này do lo ngại Philippines sẽ kiềm chế nhập khẩu, trong khi đó hạn hán ở Thái Lan và lũ lụt ở Bangladesh

06/08/2019