Trang chủ / Thống kê / Thống kê nông sản

Thị trường cà phê tháng 6/2020: Giá sụt giảm, dự trữ ở mức cao

Thị trường cà phê tháng 6/2020: Giá sụt giảm, dự trữ ở mức cao
Tác giả: Phạm Hoà - VITIC/Reuters
Ngày đăng: 29/06/2020

Giá cà phê nhân xô tại các vùng trọng điểm Tây Nguyên phiên hôm nay (29/6) giữ vững mức giá cuối tuần ở 30.000 – 30.600 đồng/kg, giảm nhẹ 100 – 200 đồng so với phiên trước đó, và đây cũng là mức giảm so với giá tuần trước. Thời điểm đầu tháng 6/2020, giá chốt ở 30.700 – 31.100 đồng/kg, như vậy tính chung cả tháng, giá mất 500 – 700 đồng/kg, theo bảng giá Diễn đàn của người làm cà phê.

Ước tính xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2019/20 giảm xuống còn 26,3 triệu bao, thấp hơn so với dự báo trước đó.

Do chênh lệch giá cà phê robusta của Việt Nam trên thị trường giao sau nên các nhà nhập khẩu chuyển hướng sang mua từ Brazil và Indonesia. Các thương nhân cũng cho rằng sự mất giá tiền tệ ở Brazil và áp lực phải bán vụ mùa kỉ lục sắp tới đã đẩy giá tại Brazil xuống thấp nhanh chóng.

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 6 tháng đầu vụ 2019/20 giảm 6 - 7% so với năm trước, đạt 12,8 triệu bao. Đức, Mỹ và Italia tiếp tục là những thị trường nhập khẩu lớn nhất.

Dự trữ của Việt Nam đang ở mức cao, bao gồm các kho ngoại quan và kho của thương nhân, nhà xuất khẩu và nông dân. Giá thấp khiến nông dân không muốn bán, dẫn đến thương nhân và nhà xuất khẩu khó khăn trong việc mua cà phê để xuất khẩu.

Ngoài ra, cà phê của Việt Nam kém cạnh tranh hơn so với Brazil và các nước khác, dẫn đến xuất khẩu thấp hơn trong niên vụ vừa qua và do đó, dự trữ cao hơn. Dự báo dự trữ trong năm 2019/20 tăng lên tới 4,6 triệu bao và trong năm 2020/21 ở mức 5,5 triệu bao.

Thương vụ Việt Nam tại Algeria (Bộ Công Thương) cho biết cà phê là một trong những mặt hàng nông sản của Việt Nam đã có mặt tại châu Phi, chủ yếu là các nước Bắc Phi từ nhiều năm nay.

Theo số liệu thống kê, tại một số quốc gia như Algeria nhập khẩu khoảng 130.000 tấn cà phê hạt các loại mỗi năm, trong đó Việt Nam thường cung cấp trên 50% sản lượng. Phần lớn cà phê nhập khẩu vào Bắc Phi dưới dạng cà phê thô (cà phê chưa rang xay và chưa khử cafein). 80% cà phê nhập khẩu là cà phê robusta và 20% là cà phê arabica.

Tại Bắc Phi, cà phê thô của Việt Nam phải cạnh tranh với cà phê đến từ các nước Colombia, Brazil, Guatemala, Indonesia, Ấn Độ, Bờ Biển Ngà, Cameroon, Uganda...

Việc xuất khẩu cà phê hộp, cà phê hòa tan của Việt Nam vào các nước Bắc Phi cho đến nay vẫn còn hạn chế. Người tiêu dùng địa phương thường uống rất ngọt và đánh giá cà phê hòa tan nhập khẩu nói chung chưa có đủ độ đường, đặc biệt thường e ngại về vấn đề đảm bảo tiêu chuẩn halal (liên quan đến các thành phần bổ sung như sữa bột).

Đây là điều các doanh nghiệp lưu ý khi xuất khẩu cà phê thành phẩm vào thị trường này, nhất là khi đưa hàng vào hệ thống siêu thị.

Theo đó, nhằm thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường châu Phi, Bộ Công Thương đã và đang đang tích cực triển khai nhiều giải pháp, trong đó tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại tại một số thị trường tiềm năng như Bắc Phi, Nam Phi, Trung Đông... để nâng dần sản lượng cà phê chế biến xuất khẩu, từng bước tạo dựng nền tảng vững chắc cho các thương hiệu cà phê chế biến của Việt Nam.

Trên thị trường thế giới, hai sàn giao dịch phiên cuối tuần trái chiều. Giá robusta giao kỳ hạn tháng 9 mất 1 USD, tương đương 0,09%, chốt ở 1.153 USD/tấn; giá arabica giao cùng kỳ hạn cộng 0,85 cent, tương đương 0,89% lên ở 96,65 US cent/lb.

Tính chung tuần 26, thị trường London có 4 phiên giảm và 1 phiên tăng, trong khi thị trường New York có 2 phiên giảm và 3 phiên tăng. Tính chung cả tháng, giá robusta mất 36 USD từ mức 1.189 USD/tấn hồi đầu tháng 6, và giá arabica mất 1,5 US cent từ mức 98,15 US cent/lb. Các mức giảm đáng kể, khối lượng giao dịch ở mức trung bình.

Giá cà phê kỳ hạn trái chiều khi lượng hàng robusta vụ mới đang thu hoạch của Brazil và Inonesia bắt đầu tham gia thị trường, giúp giảm bớt sức ép nguồn cung lên thị trường tiêu dùng sau khi nhiều nền kinh tế mở cửa trở lại.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng cà phê của Brazil được dự kiến sẽ ở mức kỷ lục, gồm 48,6 triệu bao cà phê arabica và 20,1 triệu bao cà phê robusta. Tồn kho cà phê thế giới tăng lên mức cao nhất 6 năm, đạt 42 triệu bao (loại 60 kg).

Quỹ Tiền tệ Quốc Tế (IMF) điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới, trong khi xuất hiện mối lo đại dịch Covid-19 có khả năng bùng phát lần hai đã khiến hầu hết các thị trường hàng hóa suy yếu trở lại, giới đầu cơ tỏ ra thận trọng, muốn chờ đợi nghe ngóng thêm tin tức rõ ràng hơn. Ngoài ra, sự căng thẳng giữa Mỹ – Trung có dấu hiệu gia tăng khi Nhà Trắng có những đạo luật về các vấn đề của Trung Quốc, có thể làm tổn hại đến việc mua các sản phẩm nông sản Mỹ, dẫn nguồn giacaphe.com.


Có thể bạn quan tâm

Thị trường rau quả 26/6: Cơ hội lớn để mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả Thị trường rau quả 26/6: Cơ hội lớn để mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả

Trung Quốc vẫn đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2020 với 60,8% thị phần.

27/06/2020
Thị trường dầu cọ thế giới ngày 26/6/2020: Giá giảm sau 6 tuần tăng liên tiếp Thị trường dầu cọ thế giới ngày 26/6/2020: Giá giảm sau 6 tuần tăng liên tiếp

Giá dầu cọ tại Malaysia ngày 26/6/2020 giảm và có tuần giảm đầu tiên trong 7 tuần, do gia tăng lo ngại làn sóng virus corona thứ 2 sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu

27/06/2020
Thị trường gạo tuần 25/2020: Philippines hủy nhập khẩu 300.000 tấn gạo Thị trường gạo tuần 25/2020: Philippines hủy nhập khẩu 300.000 tấn gạo

Trong tuần này, báo chí Philippines đưa tin, Tổng công ty Thương mại quốc tế Philippines (PITC) đã hủy kế hoạch nhập khẩu 300.000 tấn gạo thông qua hình thức

29/06/2020